Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

HỘI NGHỊ HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI LẦN THỨ 41 TẠI AZERBAIJAN



NỘI DUNG


1. Mục lục
2. Giới thiệu
3. Quy trình xem xét và đánh giá phương pháp Hướng đạo
4. Tại sao đánh giá?
5. Xem xét lộ trình
6. Bối cảnh lịch sử
7. Suy nghĩ và Nghiên cứu
8. Kết quả từ vòng tham khảo và tư vấn đầu tiên
9. Tri ân quý ân nhân
10. Dự thảo Nghị quyết của Hội nghị
11. Phương pháp Hướng đạo

Giải thích

Văn bản của hiến chương 
Vân bản đơn giản 
Toàn văn bản

Sự năng động của phong trào Hướng đạo: Phương pháp Hướng đạo trong hành động

Ngôn ngữ


    Ngôn ngữ chính thức của Tổ chức Hướng đạo Thế giới là tiếng Anh và tiếng Pháp. Vân phòng Hướng đạo Thế giới sẽ cung cấp tất cả các Tài liệu của Hội nghị bằng cả hai ngôn ngữ trên. Khi nào có thể, sẽ cố gắng và nỗ lực hết sức để cho tài liệu có sẵn bồng tiếng Ả Rộp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, sẽ bổ sung ba ngôn ngữ làm việc của WOSM. 

    Trong trường hợp có sự mâu thuẫn phát sinh từ việc giải thích Tài liệu của Hội nghị này hoặc bất cứ tài liệu chính thức nào khác của Tổ chức Hướng đạo Thếgiới, sẽ được áp dụng bằng văn bản tiếng Anh 

Giới thiệu


    Ủy ban Hướng đạo Thế giới (The World Scout Committee "WSC") trong vòng ba năm từ 2014 đến 2017 đã tạo ra bốn luồng công việc mà trong đó sự đổi mới luồng công việc Hướng đạo được tập trung cho cả hai đó là: Ưu tiên Chiến lược Giáo dục và Sự liên kết của Giới trẻ. Đổi mới luồng công việc Hướng đạo đã thành lập một bộ phận chuyên trách riêng biệt để xem xét phướng pháp Hướng đạo như là câu trả lời cho các mục tiêu kế hoạch ba năm một lần và Nghị quyết 2014-08 của Hội nghị Hướng đạo Thế giới. Bộ phận này bao gồm các thành viên sau: 

    • Malcolm Tan - Singapore (tình nguyện viên trưởng của bộ phận chuyên trách). 

    • Rafe Lucado Díaz - Panama (nửa nhiệm kỳ). 

    • Alvaro Soares - Uruguay (nửa nhiệm kỳ). 

    • Sarah-Rita Kattan - Lebanon. 

    • Troels Forchhammer-Đan Mạch. 

    • Mari Nakano - Thành viên của ủy ban Hướng đạo thế giới (The World Scout Committee "WSC" và tình nguyện viên trưởng của nhóm đổi mới luồng công việc Hướng đạo. 

    • João Armando Gonẹalves - Chủ tịch ủy ban Hướng đạo Thế giới (World Scout Bureau "WSC"). 

    • HanyAbdulmonem - nhân viên hỗtrỢcủa Văn phòng Hướng đạo Thế giới (World Scout Bureau "WSB") 

    • Steve Peck - nhân viên văn phòng Hướng đạo Thế giới (World Scout Bureau "WSB"). 

    Bộ phận chuyên trách đã có cuộc họp đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia vào cuối tháng 9 năm 2015. Họ đã thảo luận về cách suy luận đằng sau sự đánh giá (TẠI SAO), về khái niệm, tư tưởng khác nhau và cách giải thích. Họ cũng có một số đề xuất cụ thể để chia sẻ về các mục tiêu cá nhân, Tổ chức Hướng đạo Quốc gia (National Scout Organizations "NSO") và các nhóm mục tiêu (như các ủy ban và nhân viên của Vùng / Khu vực). Quá trình cũng đã được mở ra cho tất cả các NSO và cho những ai muốn đóng góp. 

    Sau vòng tham vấn đầu tiên được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016, đơn vị đã gặp nhau tại Trung tâm Hướng đạo Quốc tế ở Cairo - Ai cập vào cuối tháng 8 năm 2016 để phân tích và kết luận công việc của họ, và đưa ra sự đề xuất cuối cùng cho phương pháp Hướng đạo ở vòng tham vấn thứ 2 của tất cả những người đã đưa ra sự phản hồi trong vòng 1. 

    Vào tháng 3 năm 2017, ủy ban Hướng đạo Thế giới (The World Scout Committee "WSC") tán thành đề xuất bao gồm trong Tài liệu hội nghị này theo đề xuất cuối do Bộ phận chuyên trách đánh giá phương pháp Hướng đạo đệ trình. Kết luận này phản ánh về phương pháp Hướng đạo cả từ khía cạnh Giáo dục lẫn Hiến chương. 

Quy trình đánh giá phương pháp Hướng đạo 

Tại sao đánh giá?

    Hội nghị Hướng đạo Thế giới (Đại Hội Đồng) lần thứ 40 tại Slovenia. Nghị quyết Hội nghị số 2014-08 và Kế hoạch ba năm từ năm 2014 đến năm 2017 theo Mục tiêu Ưu tiên Chiến lược Giáo dục - "Chương trình Trẻ" - Tuyên bố tái xem xét Phương pháp Hướng đạo. Nghị quyết và mục tiêu kế hoạch ba năm một lần đã được tạo ra do sự không nhất quán trong tài liệu của WOSM mô tả về Phương pháp Hướng đạo. Ngoài ra, cần phải xem xét lại các yêu cầu trong Đại hội Giáo dục Hướng đạo Thế giới lần thứ nhất (1***). Phương pháp Hướng đạo cũng phải phù hợp với xu hướng mới của giới trẻ cũng như năng lực và kỹ năng sống của thế kỷ 21. 

Xem xét lại lộ trình

Quá trình xem xét và đánh giá là: 

• Cuộc họp đầu tiên của bộ phận chuyên trách - Tháng 9 năm 2015.

• Bản phátthảo-tháng giêng 2016.

• Bản phát thảo về mục tiêu cá nhân và các NSO - Tháng 2 năm 2016

• Thông tư quy trình xem xét phương pháp Hướng đạo cho tất cả các NSO - Tháng 4 năm 2016.

• Thời hạn chót cho vòng phản hồi đầu tiên - Tháng 5 năm 2016.

• Cuộc họp lần thứ hai của bộ phận chuyên trách - Tháng 8 năm 2016.

• Xem xét văn bản đề nghị cuối cùng - Tháng 2 năm 2017

• Thời hạn chót cho vòng phản hòi thứ hai - cuối tháng 2 năm 2017

Chứng thực của wsc - Tháng 3 năm 2017.



Bối cảnh lịch sử


    Kể từ lịch sử đầu tiên của Phong trào Hướng đạo, người sáng lập Baden Powell đã giải thích phương pháp Hướng đạo từ các góc độ khác nhau trong cuốn Hướng đạo cho trẻ em và trong các tác phẩm khác của ông. Phương pháp Hướng đạo đầy sáng tạo và truyền cảm hứng cho hàng triệu các nhà lãnh đạo Hướng đạo và góp phần tạo nên kinh nghiệm giáo dục độc đáo của phong trào Hướng đạo. Phương pháp Hướng đạo cũng là một phần trong Hiến chương của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM). Hiến chương này được soan thảo từ năm 1922 đến năm 1961 và lần đầu tiên đề cập đến phương pháp Hướng đạo như ngày nay chúng ta được biết đến là Hiến chương của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM) năm 1977. Tuy nhiên, có những lời giải thích khác nhau về phương pháp Hướng đạo đã xuất hiện trong một số ấn phẩm của WOSM. Thứ nhất, trong tài liệu Nghững đặc điểm thiết yếu của Hướng đạo và Phong trào Hướng đạo: Một hệ thống giáo dục được xuất bản năm 1998. Phiên bản của phương pháp Hướng đạo này là phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất. Lần thứ hai vào năm 2005, lời giải thích khác cũng đã được đưa ra trong tài liệu WAPM RAP (Đổi mới phương pháp tiếp cận chương trình hay còn gọi là Đổi mới phương pháp thiết lập chương trình) được xuất bản vào năm 2004. Lời giải thích này phát sinh từ sự tích lũy công việc được thực hiện chủ yếu ở Hướng đạo Vùng Liên Mỹ. Một số tổ chức Hướng đạo quốc gia (NSO) đã xem xét phương pháp Hướng đạo và đã áp dụng một số cách hiểu hơi khác nhau về phương pháp Hướng đạo để phù hợp với nhu cầu của quốc gia họ. 

Suy nghĩ và nghiên cứu 


    Bộ phận chuyên trách đánh giá phương pháp Hướng đạo đã thảo luận, trong các cuộc họp lần đầu tiên và trao đổi qua thư từ của họ, một số tài liệu giúp phản ánh về tình hình hiện tại. Những sự nghiên cứu này cũng đưa ra cách suy nghĩ có cấu trúc đối với sự phát triển trong tương lai. Những tài liệu này bao gồm: 

- Kỹ năng học tập của thế kỷ 21 (một phần của sự cộng tác đối với các kỹ năng của thế kỷ 21) 2010. 

-Vun đắp cho tuổi trẻ của chúng ta cho tương lai (năng lực cho thế kỷ 21) - BỘGiáo dục Singapore 2010 

- Kỹ năng dạy và học các của thế kỷ 21 (Bài học từ việc tiếp thu kiến thức) - Báo cáo của mạng lưới giáo dục toàn cầu năm 2012. 

- Học để phát triển nhanh - Nguồn tài nguyên của WAGGGS 2014. 

- Chuẩn bị để học, chuẩn bị để lãnh đạo - Nguồn tài nguyên của WAGGGS2014. 

- Hướng đạo cho trẻ em, Robert Baden-Powell, 1908. 

- Hiến chương của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, ấn bản tháng 1 năm 2011. 

- Những đặc điểm thiết yếu của phong trào Hướng đạo, ấn phẩm của Văn phòng Hướng đạo Thế giới, tháng 9 năm 1998. 

- Hướng đạo: Một hệ thống giáo dục, ấn phẩm của Phong trào Hướng đạo sinh thế giới, 1998. - Phương pháp thiết kế chương trình mới (RAP): Hộp công cụ chương trình, ấn phẩm của Văn phòng Hướng đạo thế giới, tháng 7 năm 2005. 

- Báo cáo xu hướng thanh niên toàn cầu, ấn phẩm của Văn phòng Hướng đạo Thế giới, 2014. 

    Bộ phận chuyên trách cũng đã xem xét phương pháp Hướng đạo được áp dụng trong các Vùng. Bốn vùng (Châu Phi, Ả Rập, Châu Á - Thái Bình Dương và Á - Âu) chủ yếu sử dụng cấu trúc của phương pháp Hướng đạo được giải thích trước tiên trong ấn phẩm những đặc điểm cơ bản của Hướng đạo và phong trào Hướng đạo: Một hệ thống giáo dục đã được phát hành vào năm 1998. Khu vực Châu Âu và Liên Mỹ liên kết nhiều hơn với cấu trúc của phương pháp Hướng đạo được sử dụng trong Đổi mới phương pháp tiếp cận chương trình (hay còn gọi là đổi mới phương pháp thiết lập chương trình (RAP) tài liệu được xuất bản năm 2005. Bên cạnh đó, tầm nhìn khu vực, đơn vị đã xem xét kỹ các quốc gia giải thích cụ thể như ở Anh, Ái Nhĩ Lan, Thụy Điển, Phần Lan và úc. Đơn vị cũng có cơ hội xem xét kỹ các phản hồi từ một số sự kiện thế giới và khu vực. 

Kết quả từ vòng tham khảo và tư vấn dầu tiên 


    Bài viết khái niệm đầu tiên đã được trình bày và thảo luận trong suốt nhiều sự kiện và các dịp ở cấp độ Thế giới, Khu vực và Quốc gia. Bộ phận chuyên trách cũng đã nhận được một số lượng lớn sự phản hồi chung từ các cá nhân, nhóm mục tiêu và các NSO đại diện cho tất cả 6 Khu vực, thành viên của WSC, Cố vấn Thanh niên và nhân viên WSB. Đơn vị cũng nhận được sự phản hồi từ Hiệp hội Hướng dẫn nữ và Nữ Hướng đạo thếgiới. 

Phân tích bản phát thảo đã đưa ra kết luận như sau: 


- Có sự hài lòng chung với ý tưởng cập nhật về phương pháp Hướng đạo. 

Thực hiện đúng phương pháp Hướng đạo quan trọng hơn cách giải thích duy nhất của nó. 

- Phương pháp Hướng đạo ở cấp quốc gia và sẽ phù hợp với tinh thần tương tự do người sáng lập tạo ra. Đây là một vấn đề thiết yếu của giáo dục và hiến chương. 

- Kiến nghị bản phát thảo đầu tiên của phương pháp Hướng đạo được phát hành vào tháng 2 năm 2016 quá phức tạp với quá nhiều yếu tố (10 yếu tố). 

Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng phương pháp Hướng đạo là cách thức, chứ không phải là "Những gì" của Chương trình Trẻ / Thanh Thiếu / Đoàn sinh niên trong phong trào Hướng đạo. 

Liên kết SƯ phạm / học thuật thể hiện trong quá trình này được đánh giá cao. 

Tóm lại, đơn vị đã quyết định áp dụng 2 nguyên tắc cho đề xuất cuối cùng: 

Có sự giàn dị và đơn giản 

- Có sự thông suốt và rõ ràng 

Do đó, phiên bản cập nhật chỉ cần bao gồm những điều sau đây: 

- Thêm vào "tham gia cộng đồng" là yếu tố thứ tám của phương pháp Hướng đạo được mô tả trong tài liệu: những đặc điểm thiết yếu của phong trào Hướng đạo; và 

- Bao gồm các khái niệm và lý thuyết mới sẽ giúp hiểu biết rõ hơn về phương pháp Hướng đạo trong bối cảnh hiện nay (năng lực của thế kỷ 21 và kỹ năng sống , xu hướng của giới trẻ thanh thiếu niên, kỹ năng lãnh đạo, sự đa dạng và hội nhập, vấn đề môi trường, 

V.V.). 

Dự thảo Nghị quyết của Hội nghị. 


Ủy ban Hướng đạoThế giới đệ trình Dự thảo Nghị quyết dưới đây để Hội nghị Hướng đạo Thế giới (Đại Hội Đồng) 2017 xem xét 

2017-D . Xem xét & Đánh giá phương pháp Hướng đạo 

Hội nghị (Đại Hội Đồng) 


- Thu hồi nghị quyết 2014-08 của hội nghị : Chính sách chương trình trẻ Hướng đạo Thếgiới, 

- Công nhận các bước thực hiện công việc do bộ phận chuyên trách về Phương pháp Hướng đạo và cải cách luồng công việc của phong trào Hướng đạo, nhằm đáp ứng các mục tiêu kế hoạch ba năm từ năm 2014 đến năm 2017. Mục tiêu theo Ưu tiên Chiến lược của Phương pháp Giáo dục, Chương trình Trẻ, để: 

• Tái xem xét Phương pháp Hướng đạo nhằm phản ánh chính xác sự phát triển của thế kỷ 21 và Chính sách Chương trình Trẻ Thếgiới, 

- Nhấn mạnh khía cạnh cơ bản của Phương pháp Hướng đạo làm cơ sở để phát triển và cung cấp Chương trình trẻ của phong trào Hướng đạo và tầm quan trọng của nó đối với Phong trào ở tất cả các cấp độ. 

- Lưu ý cách hiểu và quan niệm khác nhau về phương pháp Hướng đạo trong tất cả các ấn phẩm chính thức của WOSM và cần thiết phải có sự nhất quán trong việc trình bày phương pháp Hướng đạo trong toàn tổ chức, 

- Thừa nhận sự cần thiết phải có cách giải thích mới về phương pháp Hướng đạo cho phù hợp với xu hướng mới và năng lực của thế kỷ 21, 

• Thông qua văn bản của phương pháp Hướng đạo được nêu rõ trong tài liệu 8 của hội nghị dưới dạng giải thích của WOSM về phương pháp Hướng đạo, được phản ánh trong việc sửa đổi hiến chương có liên quan đến phương pháp Hướng đạo trong Chương I Điều III; 

Khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức thành viên thực hiện các bước cần thiết để phân ánh cách giải thích mới này về phương pháp Hướng đạo trong các chương trình, thủ tục và tài liệu giáo dục riêng của họ; 

• Đề nghị văn phòng Hướng đạo thế giới thực hiện tất cả các bước cần thiết để cung cấp và hỗ trợ cho các tổ chức thành viên trong lĩnh vực này và thực hiện bất kỳ hành động cần thiết nào để quảng bá rộng rãi cách hiểu và giải thích mới; 

• Khẩn trương đề nghị văn phòng Hướng đạo thế giới đưa ra quy trình để cập nhật tất cả các tài liệu giáo dục và quy chế có liên quan tới cách giải thích mới; 

• Đề nghị ủy ban Hướng đạo Thế giới đưa ra quy trình để xem xét và giải thích phương pháp Hướng đạo cứ sau ba năm một lần; 

• Đặc biệt đề nghị khu vực cập nhật việc giải thích phương pháp Hướng đạo trong các tài liệu và sự kiện có liên quan. 

Đề xuất của: Ủy ban Hướng đạo Thếgiới 


Đề xuất phương pháp hướng đạo 


Nguyên tắc cơ bản của phong trào Hướng đạo 


Phần này của tài liệu là để nhắc nhở chúng ta về các những nguyên tắc cơ bản của phong trào Hướng đạo (Mục đích, Nguyên lý và Phương pháp Hướng đạo). Điều quan trọng là nhắc nhở chúng ta về định nghĩa của cả hai Phong trào Hướng đạo và Chương trình Trẻ trong phong trào Hướng đạo. 

Định nghĩa phong trào Hướng đạo 


Hướng đạo là một phong trào giáo dục phi chính trị, tự nguyện, dành cho giới trẻ, mở ra cho tất cả mọi người không phân biệt giới tính, nguồn gốc, chủng tộc hay tín ngưỡng, phù hợp với mục đích, nguyên lý và phương pháp được Người sáng lập hình thành và tuyên bố dưới đây. 


Mục đích của phong trào Hướng đạo 


Mục đích của phong trào Hướng đạo là góp phần vào việc phát triển giới trẻ thanh thiếu niên nhằm đạt được trọn vẹn tiềm năng về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, xã hội và tinh thần với tư cách là công dân có trách nhiệm và là thành viên của cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế. 

Những nguyên tắc của phong trào hướng đạo 


Phong trào Hướng đạo dựa trên các nguyên tắc sau: 

Bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh: - Trung thành với các nguyên tắc tâm linh, trung thành với tín ngưỡng tâm linh của mình, thể hiện chúng và chấp nhận các nghĩa vụ từ đó. 

Bổn phận đối với người khác: - Lòng trung thành đối với quốc gia, hài hòa với việc thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp tác với địa phương, quốc gia và quốc tế. 

Tham gia phát triển xã hội, công nhận và tôn trọng phẩm giá của con người và cho sựtoàn vẹn của thế giới tự nhiên 

Bổn phận đối với bản thân: - Trách nhiệm cho sự phát triển của bản thân. 

Phương pháp Hướng đạo. 


Phương pháp, do Người sáng lập hình thành, là phương pháp duy nhất của phong trào Hướng đạo và được thảo luận rất dài trong tài liệu này. 

Định nghĩa chương trình trẻ 


Chương trình Trẻ trong phong trào Hướng đạo là toàn bộ các cơ hội học tập mà giới trẻ có thể hưởng lợi (Những gì), được tạo ra để đạt được mục đích của phong trào Hướng đạo (Tại sao) và trải nghiệm qua phương pháp Hướng đạo (Cách thức). 

Phương pháp Hướng đạo 


Giải thích 


Tài liệu này tìm cách làm rõ văn bản cập nhật của Phương pháp Hướng đạo theo ba cấp độ: 

- Văn bản cùa hiến chương: điều này đã được ủy ban Hiến chương xem xét, xác nhận và trình bày cho Hội nghị Hướng đạo Thế giới (Word Scout coference WSC). Văn bản đã được phê duyệt tại cuộc họp của WSC vào tháng 3 năm 2017. Văn bản đề xuất sẽ thay thế văn bản hiến chương hiện tại trong Chương I Điều III Hiến chương của Tổ chức Phong trào Hướng Đạo Thế giới "WOSM" (phiên bản tháng 1 năm 2011). Đề xuất dự thảo sửa đổi hiến chương này được đưa vào trong Dự thảo Sửa đổi Hiến chương của WOSM, cho việc áp dụng và được các NSO thông qua trong Hội nghị Hướng đạo Thếgiới lần thứ41, tại Azerbaijan năm 2017. 

- Ván bản thuần túy: có thể được sử dụng trong các tài liệu chính sách, thuyết trình, mạng internet, v.v ... Cấu trúc của văn bản này dựa trên tài liệu chính sách chương trình trẻ Hướng đạo thế giới. 

- Toàn vân bản: sẽ là phần giải thích đầy đủ về việc sửa đổi phương pháp Hướng đạo do bô phận chuyên trách đánh giá phương phương pháp Hướng đạo đề xuất, sau nhiều vòng tham vấn và thảo luận. Văn bản này có thể được sử dụng trong các tài liệu giáo dục một cách chi tiết hơn sẽ được tạo ra sau khi sửa đổi phương pháp Hướng đạo được Hội nghị Hướng đạo Thế giới thông qua. Cấu trúc của văn bản này dựa trên ấn phẩm Những đặc điểm thiết yếu của phong trào Hướng đạo. 

Văn bản hiến chương 


Được đệ trình trong Sửa đổi Hiến chương do ủy ban Hướng đạo Thế giới đề xuất được tìm thấy trong Tài liệu Hội nghỊ7A. 

Vàn bàn thuần túy 


Phương pháp Hướng đạo là một hệ thống thiết yếu để đạt được đề xuất giáo dục của Phong trào Hướng đạo. Nó được định nghĩa là một hệ thống tự giáo dục tiệm tiến. Đó là phương pháp dựa trên sự tương tác của các yếu tố có tầm quan trọng như nhau, hoạt động cùng nhau như một hệ thống gắn kết và thực hiện các yếu tố này bằng cách kếthợp và cân bằng là điều làm cho phong trào Hướng đạo trở nên độc đáo. 

Phương pháp Hướng đạo là một yếu tố cơ bản của phong trào Hướng đạo và được thể hiện thông qua các yếu tố sau: 

• Lời hứa và Luật Hướng đạo: là sự cam kết tự nguyện cá nhân, tập hợp các giá trị được chia sẻ, là nền tảng của mọi điều mà Hướng đạo sinh thực hiện và mong muốn trở thành. Lời hứa và Luật là trọng tâm của Phương pháp Hướng đạo, 

• Học bằng cách thực hành: sử dụng các hành động thiết thực (kinh nghiêm thực tế) và sự suy nghĩ) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển liên tục, 

• Tiến triển cá nhân: một hành trình học tập tiến bộ tập trung vào việc thúc đẩy và thách thức cá nhân tiếp tục phát triển, thông qua nhiều cơ hội học tập, 

• Phương pháp hàng đội: sử dụng các nhóm nhỏ như một cách để tham gia hợp tác học tập, với mục đích phát triển công việc nhóm 

hiệu quả, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lộp quan hệ, lãnh đạo (2***) cũng như xây dựng ý thức trách nhiệm và cảm giác gần gũi thân thiết, 

• Sự hỗ trợ của người lớn: người lớn tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ giới trẻ để tạo ra cơ hội học tập và thông qua văn hóa hợp tác để biến những cơ hội này thành những kinh nghiệm có ý nghĩa, 

• Khung biểu tượng: một cấu trúc thống nhất của các chủ đề và biểu tượng để tạo điều kiện học tập và phát triển bàn sắc độc đáo của Hướng đạo sinh, 

• Thiên nhiên: cơ hội học tập ở ngoài trời khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn và mối quan hệ với môi trường rộng lớn hơn, 

• Tham gia cộng đồng: tích cực khám phá và cam kết với cộng đòng và thế giới rộng lớn hơn, thúc đẩy sự đánh giá và hiểu biết nhiều hơn giữa mọi người. 

Các NSO dự kiến sẽ áp dụng cách giáo dục Hướng đạo trong khuôn khổ của phương pháp Hướng đạo cơ bản được mô tả trong tài liệu này. Phương pháp này là cách chúng ta thực hành Hướng đạo để tạo ra kinh nghiệm có ý nghĩa cho giới trẻ dựa trên các giá trị được chia sẻ của chúng ta. Tất cả các yếu tố khác nhau của phương pháp Hướng đạo là rất cần thiết cho toàn bộ hệ thống để hoạt động và phải được áp dụng theo cách phù hợp với mục đích và nguyên lý Hướng đạo. 

Toàn văn bản 

Định nghĩa phương pháp Hướng đạo 


Phương pháp Hướng đạo là một hệ thống thiết yếu để đạt được đề xuất giáo dục của phong trào Hướng đạo. Nó được định nghĩa là một hệ thống tự giáo dục tiệm tiến. Đó là phương pháp dựa trên sự tương tác của các yếu tố có tầm quan trọng như nhau, hoạt động cùng nhau như một hệ thống gắn kết và thực hiện các yếu tố này bằng cách kết hợp và cân bằng là điều làm cho phong trào Hướng đạo trở nên độc đáo. 

Có tám yếu tố tạo nên phương pháp Hướng đạo: 

• Lời hứa và Luật Hướng đạo, 

• Học bằng cách thực hành, 

• Tiến triển cá nhân, 

• Phương pháp hàng đội, 

• Sự hỗ trợ của người lớn, 

• Khung biểu tượng, 

• Thiên nhiên, 

• Tham gia cộng đồng. 

"Tự GIÁO DỤC TIỆM TIẾN" là gì? 


Phong trào Hướng đạo dựa trên khái niệm của sự tự giáo dục. Điều này ngụ ý rằng từng trẻ được xem là một cá nhân độc đáo, ngay từ đầu, có tiềm năng để phát triển về mọi mặt và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của riêng mình. Tiềm ẩn của sự tự giáo dục thực tế lá nó dựa vào khái niệm của sự "giáo dục từ bên trong", trái ngược với "hướng dẫn từ bên ngoài". Giới trẻ là tác nhân chính trong quá trình “giáo dục", tức là do chính bản thân của giới trẻ. Phương pháp Hướng đạo là khung biểu tượng được thiết kế để hướng dẫn và khuyến khích từng trẻ trên con đường phát triển cá nhân. 

Tự giáo dục cũng là sự tiến bộ tiệm tiến. Phương pháp Hướng đạo nhằm giúp từng trẻ sử dụng và phát triển năng lực, sở thích và kinh nghiệm sống của họ; để kích thích sự khám phá và phát triển các năng lực và lợi ích mới; để giúp họ tìm ra cách đáp ứng nhu cầu mang tính xây dựng ở các giai đoạn phát triển khác nhau và mở ra các giai đoạn tiếp theo với nhịp độ phát triển cá nhân của riêng họ. Cũng có phần quan trọng để nói rằng sự tự giáo dục có thể xảy ra một cách riêng lẻ hoặc trong cách thiết lập nhóm. 

Ý chúng ta như thế nào về Phương pháp Hướng đạo được cho là "MỘT HỆ THỐNG"? 


Phương pháp Hướng đạo được mô tả là một hệ thống. Điều này ngụ ý rằng nó phải được hình thành như một nhóm các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một tổng thể thống nhất và tích hợp. Đó là lý do tại sao từ "Phương pháp" được sử dụng ở dạng số ít, chứ không phải ở số nhiều. Mặc dù mỗi yếu tố bao gồm nó có thể được cho là một phương pháp theo cách riêng của nó (và trên thực tế được các cơ quan giáo dục nghiên cứu xem xét), chúng ta chỉ có thể nói về phương pháp Hướng đạo khi tất cả các yếu tố này được kết hợp chặt chẽ với một hệ thống giáo dục tích hợp. 

Mỗi yếu tố có một chức năng giáo dục riêng (nghĩa là mỗi yếu tố được thiết lập để đóng góp cho quá trình giáo dục một cách cụ thể); và mỗi yếu tố bổ sung cho sự tác động của các yếu tố khác. Do đó, tất cả các yếu tố rất cần thiết cho toàn bộ hệ thống để hoạt động, và phải được sử dụng theo cách phù hợp với mục đích và nguyên lý Hướng đạo. Phương pháp Hướng đạo là yếu tố cơ bản của phong trào Hướng đạo. 

Mặc dù tất cả các yếu tố của phương pháp Hướng đạo, hoạt động như một phần của hệ thống, thường xuyên trong các hoạt động, trong kinh nghiệm và trải nghiệm Hướng đạo vì nó được sống trong ở đơn vị địa phương, nhưng không phải tất cả các yếu tố này sẽ xuất hiện ở bất kỳ thời điểm cụ thể nào; một số sẽ chỉ đóng vai trò nền tảng. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như: trong suốt một số các cuộc họp hoặc trại Hướng đạo, tất cả các yếu tố của phương pháp Hướng đạo sẽ được sử dụng tích cực hơn. Nói cách khác, một hình ảnh chụp nhanh về cuộc sống trong đơn vị thường sẽ không ghi lại tất cả các yếu tố của phương pháp Hướng đạo trong thực tế, nhưng một cuốn nhật ký video thì sẽ có thể! 

Cách thức áp dụng các yếu tố cũng phải phù hợp với mức độ trưởng thành của giới trẻ. Phương pháp Hướng đạo có thể được thực hiện theo cách tự nhiên / trực quan, một cách có chủ ý hoặc cả hai. Tốt nhất, nó nên thực hiện theo cách tự nhiên /trực quan (chứ không phải là qua kinh nghiệm "hướng dẫn"). Tuy nhiên, phương thức thực hiện phù hợp cuối cùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của giới trẻ. 

Các yếu tố của phương pháp Hướng đạo 


Các yếu tố của phương pháp Hướng đạo có thể được minh họa như sau:






Lời hứa và Luật Hướng đạo 


Là sự cam kết tự nguyện cá nhân, tập hợp các giá trị được chia sẻ, là nền tảng của mọi điều mà Hướng đạo sinh thực hiện và mong muốn trở thành. Lời hứa và Luật là trọng tâm của Phương pháp Hướng đạo, 

Lời hứa Hướng đạo là sự cam kết mang tính cá nhân và cũng để phục vụ cho sự thống nhất các thành viên trong phong trào. Bằng cách thực hiện Lời hứa Hướng đạo, trẻ đưa ra quyết định có ý thức và tự nguyện chấp nhận Luật Hướng đạo và chịu trách nhiệm về quyết định đó thông qua nỗ lực cá nhân. Việc thực hiện Lời hứa trước các bạn đồng trang lứa không chỉ khiến cho trẻ cam kết cá nhân mà còn tượng trưng cho sự cam kết đối với xã hội và đối với mọi người trong nhóm. Do đó, lời hứa là biểu tượng đầu tiên trong quá trình tự giáo dục. Điều quan trọng hơn nữa là trên toàn cầu, giới trẻ khác đang thực hiện Lời hứa tương tự, đó là lời nhắc nhở mạnh mẽ cho giới trẻ về tinh thần đoàn kết và sự khát vọng của phong trào. 

Luật Hướng đạo là một quy tắc sống cho mỗi cá nhân và cho các thành viên trong đơn vị dựa trên các nguyên tắc chung của phong trào Hướng đạo. Thông qua kinh nghiệm thực tế về quy tắc sống áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, Luật Hướng đạo cung cấp một cách cụ thể (tức là không trừu tượng) để giới trẻ hiểu được các giá trị chung mà phong trào Hướng đạo đề xuất để làm cơ sở cho cuộc sống. Đó chính là lời tuyên bố của sự đồng cảm giúp chúng ta trong suốt hành trình lập kế hoạch, thực hiện và xem xét những cuộc phiêu lưu trong chương trình. Đối với Luật Hướng đạo, chúng ta có thể đảm bảo các kế hoạch của mình phù hợp với lý tưởng của phong trào Hướng đạo và sau đó nó phản ánh liệu tinh thần Hướng đạo có hiện diện trong khoảng thời gian đó hay không. 

Xuyên suốt cuộc hành trình Hướng đạo, giới trẻ hiểu biết về Lời hứa và Luật Hướng đạo sẽ suy luận ra và có ý nghĩa đối với họ hơn. Hành trình học tập này là phần trọng tâm của sự phát triển tinh thần và cảm xúc được trải nghiệm qua phong trào Hướng đạo. Lời hứa và Luật được xem là yếu tố cơ bản vì chúng được liên kết chặt chẽ với nhau. 

Lời hứa và Luật nhấn mạnh các nguyên tắc chính của phong trào Hướng đạo, đó là Bổn phận đối với Tín ngưỡng tâm linh, Bổn phận đối với bản thân và Bổn phận đối với người khác. Do đó, cùng nhau, trẻ phục vụ như một lời nhắc nhở để trẻ làm tròn trách nhiệm đối với Tín ngưỡng tâm linh, bản thân và người khác. 

Học bằng cách thực hành 


Việc sử dụng các hành động thiết thực (kinh nghiệm thực tế) và sự suy nghĩ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và không ngừng phát triển. 

Về bản chất của nó, Hướng đạo nên vui vẻ và có liên quan. Học bằng cách thực hành đề cập đến sự phát triển cá nhân là kết quả của sự trải nghiệm trực tiếp trái ngược với hướng dẫn bằng lý thuyết. Nó phản ánh cách chủ động mà trong đó giới trẻ đạt được kiến thức, kỹ năng (tất cả các loại kỹ năng mềm và cứng) và thái độ; nó phản ánh cách tiếp cận thực tế của phong trào Hướng đạo về phương pháp giáo dục, dựa trên việc học tập thông qua các cơ hội cho những trải nghiệm phát sinh trong khi theo đuổi sở thích và ứng xử với cuộc sống hàng ngày. Những cơ hội này không chỉ giúp 

Hướng đạo sinh thành công mà còn để phạm sai lầm và thất bại trong một số trường hợp (từ đó tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn). Do vậy, đây là cách giúp giới trẻ phát triển tất cả các khía cạnh của tính cách qua việc rút ra những gì có ý nghĩa cho cá nhân từ mọi việc mà trẻ trải nghiệm được. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho Hướng đạo sinh trải nghiệm chu kỳ của chương trình một cách đầy đủ để họ lập kế hoạch cho các hoạt động của mình (hợp tác với người lớn), thực hiện các hoạt động đó và cuối cùng có cơ hội để xem xét các kết quả và kinh nghiệm khác nhau do các hoạt động mang lại. 

Học bằng cách thực hàn cũng là phương pháp nhằm đảm bảo cho các cơ hội học tập của phong trào Hướng đạo trở nên thú vị và phù hợp. Điều này sẽ thúc đẩy sự mong đợi của giới trẻ muốn có nhiều kinh nghiệm hơn và lần lượt học hỏi được nhiều hơn. Như Baden- Povvell đã quan sát, phương pháp hướng dẫn trong Hướng đạo là tạo ra cho trẻ, sự mong muốn tự học hỏi cho bản thân. Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mục đích là để khuyến khích giới trẻ suy nghĩ về kinh nghiệm của họ và tin cậy vào trẻ để xây dựng chúng, trong quá trình tự định hướng học tập. 

Phát triển cá nhân 


Một quá trình học tập và tiến bộ tập trung vào việc thúc đẩy và thử thách cá nhân để trẻ liên tục phát triển, thông qua rất nhiều cơ hội học tập. 

Sự tiến bộ cá nhân là yếu tố liên quan đến việc giúp từng trẻ phát triển động lực bên trong để có ý thức và sự năng động, tích cực tham gia phát triển bản thân. Nó tạo cơ hội cho trẻ tiến bộ trong việc tự phát triển bản thân, theo cách riêng và theo nhịp độ riêng của từng trẻ, theo hướng chung của các mục tiêu giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi của các ngành có liên quan. 

Phát triển cá nhân không chỉ áp dụng trong phong trào Hướng đạo, mà còn phù hợp với giới trẻ bên ngoài phong trào, tạo điều kiện cho giới trẻ đặt mục ra tiêu của cuộc sống và học cách trở thành công dân tích cực và hữu ích bằng cách đạt được các kỹ năng cho cuộc sống và tham gia vào các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

Phát triển cá nhân nên tự chủ (tức là tự định hướng) nhưng được người lớn tạo điều kiện. Do đó, giới trẻ được trao quyền, khuyến khích và hỗ trợ một cách thích hợp để tự đặt ra những thử thách cho riêng họ. Nó cho phép Hướng đạo sinh thực hiện quyền tự do lựa chọn và tự phản ánh. 

Sựcông nhận là một trong những thành phần thường xuyên nhất của cơ hội học tập và tạo điều kiện để khám phá tính độc đáo của từng trẻ khi nó liên quan đến các giá trị bên trong và được bộc lộ qua khả năng của họ trong hành động. Công nhận sự tiến bộ của các bạn đồng trang lứa và người lớn hỗ trợ cho trẻ có đượcsựtựtin và phát triển. Hệ thống chuyên hiệu (ví dụ: các giai đoạn tiến bộchương trình đảng thứ và chuyên hiệu) là công cụ nhận dạng chính được sử dụng để hỗ trợ yếu tố này của phương pháp Hướng đạo. Tuy nhiên, sự phát triển cá nhân cũng có thể được thể hiện theo những cách khác, ví dụ như: trong việc chuẩn bị kế hoạch hàng năm, nhật ký học tập hoặc kế hoạch phát triển cá nhân). 

Phương pháp hàng đội 


Việc sử dụng các nhóm nhỏ là cách để tham gia hợp tác trong học tập, với mục đích phát triển hiệu quả công việc nhóm ,kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ, lãnh đạo cũng như xây dựng ý thức trách nhiệm và thuộc về. 

Hệ thống nhóm (hay phương pháp hàng đội như thường được gọi) là cấu trúc tổ chức cơ bản của đơn vị ở địa phương, bao gồm các nhóm nhỏ thanh thiếu niên được người lớn hỗ trợ. Mỗi nhóm nhỏ, thường bao gồm từ 6 đến 8 em, hoạt động trong đội cung cấp sự lãnh đạo của riêng họ. Trong mỗi nhóm và theo cách phù hợp với năng lực của từng trẻ để tổ chức cuộc sống trong nhóm, chia sẻ trách nhiệm và quyết định, tổ chức, thực hiện và đánh giá các hoạt động của họ. Hệ thống đại diện đảm bảo rằng giới trẻ cũng tham gia vào quá trình ra quyết định của đơn vị, tham khảo ý kiến và hợp tác với người lớn. 

Phương pháp hàng đội, dựa trên khuynh hướng tự nhiên của giới trẻ để tạo thành các nhóm nhỏ, tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể mà các bạn đồng trang lứa với nhau theo hướng xây dựng. Nó tạo cơ hội cho giới trẻ phát triển năng lực cá nhân và tập thể thông qua việc chung sức và xây dựng các kỹ năng cá nhân của họ, tài năng và kinh nghiệm và thông qua sự phát triển tinh thần đồng đội hỗ trợ lẫn nhau, nơi mà các vấn đề được giải quyết chung. Nó cung cấp cho Hướng đạo sinh cơ hội lãnh đạo và hỗ trợ và tìm hiểu về tính độc đáo của mỗi cá nhân, do đó giúp trẻ hiểu rõ các giá trị về sự đa dạng của nó. Nó cũng giúp cho trẻ phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng gữa giới trẻ và người lớn và học cách sống theo hình thức dân chủ và tự trị. 

Sự hỗ trợ của người lớn (3***) 


Người lớn tạo điều kiện và hỗ trợ cho giới trẻ để tạo ra các cơ hội học tập và thông qua vân hóa hợp tác để biến những cơ hội này thành những kính nghiệm có ý nghĩa. 

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hướng đạo là đó là phong trào của giới trẻ, được sự hỗ trợ của người lớn; nó không phải là phong trào chỉ dành cho người lớn. Do đó, phong trào Hướng đạo mang đến tiềm năng cho một cộng đồng học tập của giới trẻ và người lớn, làm việc cùng nhau trong sự hợp tác, nhiệt tình và kinh nghiệm. 

Thông điệp chính là bất cứ khi nào có thể, các thành viên nên được trao quyền để ra quyết định và đảm nhận vai trò lãnh đạo, và được phép phạm sai lầm. Nói chung, người lớn có mặt là để hỗ trợ cho giới trẻ chuẩn bị cũng như hướng dẫn, cố vấn và tạo điều kiện cho kinh nghiệm học tập. về bản chất, vai trò của người lớn trong phong trào Hướng đạo là để củng cố sự lãnh đạo của giới trẻ, người lớn hỗ trợ về tính chất của chương trình. 

Sự hỗ trự của người lớn, hợp tác với giới trẻ, bao gồm ba khía cạnh tương ứng với ba vai trò khác nhau mà người lớn cần thực hiện trong một đơn vị Hướng đạo: 

• Nhà giáo dục: là người cần trực tiếp hỗ trợ cho quá trình tự giáo dục và đảm bảo rằng những gì mà trẻ trải nghiệm sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của trẻ. Nói cách khác, là một nhà giáo dục, người lớn cần cần quan tâm đến từng thành viên, để giúp giới trẻ xác định nhu cầu phát triển của họ, để hỗ trợ cho giới trẻ chấp nhận những nhu cầu đó và đảm bảo trẻ được đáp ứng đầy đủ qua chương trình trẻ. Hơn nữa, điều quan trọng là người lớn đóng vai trò "làm gương", có sự ảnh hưởng tích cực đến giới trẻ qua thái độ và hành vi để phản ánh các giá trị của phong trào Hướng đạo (giáo dục bằng cách làm gương). 

• Người hỗ trợ hoạt động: là người phải đảm bảo cho mọi cơ hội học tập mà nhóm đảm nhận đều thực hiện thành công. Mặc dù không người lớn nào có thể cần phải có tất cả các kỹ năng cần thiết cho tất cả các hoạt động, đó là trách nhiệm của người phụ tá trong đoàn nhằm đảm bảo cho sự hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn cần thiết được cung cấp cho nhóm bất cứ nơi nào và khi cần. Người lớn trong vai trò này phải thực hành các quỵ tắc bào vệ an toàn cho đoàn sinh khỏi bị tổn hại. 

• Người điều phối nhóm: dựa trên sự hợp tác tự nguyện giữa người lớn và giới trẻ, Người lớn trong vai trò này cần đảm bảo cho các mối quan hệ trong nhóm là tích cực và làm phong phú cho tất cả mọi người và nhóm cung cấp môi trường hấp dẫn và hỗ trợ cho sự phát triển liên tục của toàn bộ nhóm. Điều này ngụ ý mối quan hệ hợp tác học tập phong phú giữa giới trẻ và người lớn, dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng và chấp nhận lẫn nhau như một con người. 

Tất cả các vai trò này đều được bố trí trong vai trò của người lớn với tư cách là "người hỗ trợ và cung cấp" chương trình trẻ như được mô tả chi tiết trong Chính sách Chương trình trẻ Hướng đạo Thế giới. Mặc dù người lớn không cần phải có mặt trong tất cả các hoạt động Hướng đạo, nhưng họ cần đảm bảo rằng môi trường mà các hoạt động được tiến hành là an toàn (4***) (cả về tinh thần và thể chất) cho Hướng đạo sinh. Giới trẻ nên được trao quyền và trách nhiệm và duy trì vai trò nhân vật chính trong mọi hoạt động, và người lớn nên sẵn sàng chịu trách nhiệm về những gì mà trẻ không thể đảm nhận vào lúc này. 

Người lớn cung cấp hỗ trợ giáo dục, tinh thần, thông tin và sự đánh giá cho giới trẻ: 

• Hỗ trợ giáo dục bao gồm cung cấp sự phục vụ, hỗ trợ trực tiếp nhằm phát triển sự tự giáo dục của giới trẻ thanh thiếu niên. 

• Hỗ trợ tinh thần có liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm sống. Nó liên quan đến việc cung cấp sự thấu cảm, tận tâm, tin tưởng và quan tâm chăm sóc. 

• Hỗ trợ thông tin có liên quan đến việc cung cấp lời khuyên, gợi ý và thông tin mà giới trẻ có thể sử dụng để giải quyết các vấn đề. 

• Hỗ trợ đánh giá bao gồm cung cấp thông tin hữu ích để tự đánh giá đó là: thông tin phản hồi mang tính xây dựng, sự khẳng định tính cách và tuân thủ các giá trị của tổ chức. 

Cũng rất cần thiết để thừa nhận rằng bản chất của sự hợp tác giữa giới trẻ và người lớn trong phong trào Hướng đạo nên có sự thay đổi phù hợp với lứa tuổi và khả năng của giới trẻ thanh thiếu niên. Do đó, nhà lãnh đạo Sói con được kỳ vọng sẽ có nhiều đầu vào hơn trong việc phát triển và lập kế hoạch chương trình và theo phong cách truyền thống "người lớn lãnh đạo", trái ngược với nhà lãnh đạo của một Tráng đoàn bao gồm giới thanh niên, thường là những người sẽ trở thành cố vấn cho lớp trẻ này. 

Khung biểu tượng 


Một cấu trúc thống nhất của các chủ đề và biểu tượng để tạo điều kiện cho sự học tập và phát triển bản sắc duy nhất là Hướng đạo sinh. 

Một biểu tượng có thể được mô tả là cái gì đó quen thuộc đại diện cho một cái gì đó bao la hoặc trừu tượng nhiều hơn (ví dụ như: ý tưởng hoặc khái niệm). Các biểu tượng thường được sử dụng (ví dụ như: trong quảng cáo) để giúp mọi người hiểu và đồng cảm với khái niệm thông qua sự hấp dẫn đối với trí tưởng tượng. Trong phong trào Hướng đạo, khung biểu tượng là tập hợp các biểu tượng đại diện cho sự đề xuất giáo dục Hướng đạo của một lứa tuổi cụ thể. Mục đích của khung biểu tượng là để xây dựng cho giới trẻ khả năng của trí tưởng tượng, phiêu lưu và óc sáng tạo theo cách kích thích sự phát triển của trẻ, giúp trẻ xác định và đồng cảm với các hướng phát triển và các giá trị cơ bản của phong trào Hướng đạo, và kích thích sự gắn kết và đoàn kết trong nhóm. 

Thanh danh của Phong trào, "Hướng đạo", là một yếu tố của khung biểu tượng được Baden-Powell đề xướng khi ông viết cuốn “Hướng đạo cho trẻ em", nhằm truyền cảm hứng cho giới trẻ thời đó. Theo thuật ngữ, "Hướng đạo", có nghĩa là công việc và biểu hiệu và đặc tính của người nông thôn chất phát, các nhà thám hiểm, thợ săn, thủy thủ, phi công, và người dân vùng biên giới." (5***) Phong trào Hướng đạo đại diện cho những cuộc phiêu lưu, các nhóm gắn bó với nhau, phát triển khả năng quan sát, tháo vát và cuộc sống lành mạnh, đơn giản trong thiên nhiên ngoài trời, tất cả các phẩm chất mà Baden-Povvell tìm cách phát huy và thúc đấy. 

Vì hiện nay phong trào Hướng đạo đang hướng đến một phạm vi lứa tuổi rộng hơn so với lúc đầu khi thành lập, từng lứa tuổi của mỗi ngành có khung biểu tượng riêng biệt và phù hợp với mức độ trưởng thành ở lứa tuổi của từng ngành và tập trung vào nhu cầu giáo dục cụ thể, là điểm đặc trưng cho lứa tuổi của mỗi ngành. Khung biểu tượng công nhận sựtiến bộ cá nhân của chương trình trẻ thông qua các yếu tố như chuyên hiệu đặc trưng và đồng phục khác nhau cho các lứa tuổi khác nhau của các ngành, v.v. 

Thiên nhiên 


Cơ hội học tập ở ngoài trời khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn và mối quan hệ với môi trường rộng lớn hơn. 

Đề cập đến thiên nhiên là nói đến môi trường tự nhiên, rừng, đồng bằng, biển, núi,, sa mạc, trái ngược với môi trường nhân tạo, như sân trường, khu cắm trại xi măng và các thành phố đông đúc. 

Thiên nhiên cũng đề cập đến những gì mà Baden-Povvell gọi là "sự kết hợp hài hoà" của "đấng tạo hóa", các di tích lịch sử, và thái độ. 

Do những khả năng to lớn mà thế giới tự nhiên mang lại cho sự phát triển của giới trẻ các tiềm năng về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, xã hội và tinh thần, môi trường tự nhiên mang đến một khung cảnh lý tưởng mà trong đó phương pháp Hướng đạo có thể áp dụng. Tất nhiên, nó cũng cung cấp một cảm giác phiêu lưu. 

Thật vậy, hầu hết các cơ hội học tập nên tạo điều kiện cho Hướng đạo sinh tiếp xúc trực tiếp với thế giới tự nhiên trong môi trường đô thị, nông thôn và thiên nhiên hoang dã. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thiên nhiên, như một yếu tố của phương pháp Hướng đạo, nó có liên quan nhiều hơn đến các hoạt động được thực hiện trong thiên nhiên hoang dã. Nó liên quan đến việc phát triển các mối quan hệ mang tính kiến tạo với thiên nhiên, tận dụng mọi cơ hội học tập do thế giới tự nhiên cung cấp để góp phần vào việc phát triển giới trẻ thanh thiếu niên. 

Mặc dù đề cập đến rừng núi, nhưng theo quan điểm của Baden- Povvell về thiên nhiên là công cụ giáo dục có thể được tóm tắt như sau: Cho những ai có mắt để xem và tai để nghe, khu rừng ngay lập tức là phòng thí nghiệm, là câu lạc bộ và là một ngôi đền. (6***) 

Trong một thế giới ngày càng nhỏ bé và phụ thuộc lẫn nhau, thiên nhiên cũng đề cập đến môi trường mà chúng ta đang sống. Do đó, trong môi trường đô thị hạn chế khoảng không gian xanh, yếu tố này của phương pháp vẫn có thể được thể hiện thông qua việc có các hoạt động ngoài trời, ví dụ như: thực hiện tạo tác tiền phong trên sân bóng rổ. 

Các hoạt động hoặc dự án có thể tập trung vào các chủ đề khác nhau, chẳng hạn như cuộc phiêu lưu ngoài trời như đi bộ xuất du hoặc cắm trại, hoặc các dự án liên quan đến việc phát triển môi trường bền vững hoặc giáo dục. Trong một thế giới ngày càng ít nguồn tài nguyên, phong trào Hướng đạo có vị trí tốt để lôi thu hút giới trẻ và cộng đồng trong việc khuyến khích các hoạt động và thực hành phát triển môi trường bền vững. Điều này sẽ giúp giữ chặt giới trẻ trong môi trường của họ và giúp họ hiểu được các giá trị và đánh giá cao vai trò của họ trong thế giới rộng lớn hơn. 

Tham gia cộng đồng 


Tích cực thâm dò và cam kết với cộng đồng và thế giới rộng lớn hơn, thúc đầy sự cảm kích và hiểu biết nhiều hơn giữa mọi người. 

Thuật ngữ cộng đồng, đề cập đến một đơn vị xã hội với các thành viên có điểm chung. Cộng đồng Hướng đạo bao gồm những người trong Hướng đạo (ví dụ như: Đơn vị, Đạo, Châu / Vùng) hoặc bên ngoài Hướng đạo (ví dụ như: gia đình, trường học và quốc gia) và có thể mang tính chất địa phương hoặc quốc tế. 

Nhấn mạnh về phần nổi bật của việc tham gia cộng đồng: 

• Các giá trị và nguyên tắc chung của phong trào Hướng đạo. Việc áp dụng phương pháp Hướng đạo diễn ra chủ yếu trong bối 


cảnh cộng đồng ở địa phương, nó trở thành phương tiện quan trọng để nâng cao nhận thức của bản thân về sự thách thức và sáng kiến toàn cầu, để tham gia hành động toàn cầu và để đồng hóa / phát triển các giá trị chung trên toàn cầu. 

• Sự ành hưởng của cộng đồng và xã hội nơi mà Hướng đạo sinh bắt nguồn từ quá trình phát triển cá nhân của họ. Các hoạt động và chu kỳ hành động và suy nghĩ sẽ tạo cơ hội cho giới trẻ phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về chính bản thân họ trong khi có sự đóng góp đáng kể cho các mục tiêu chung của cộng đồng nơi mà họ đang sống. 

Sự tương tác với cộng đồng cũng tạo điều kiện cho Hướng đạo sinh trải nghiệm và làm việc với những người từ những sự đa dạng và phong phú khác nhau. Do đó, làm việc với và trong cộng đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hướng đạo sinh tăng cường sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, hiểu rõ các giá trị và đánh giá cao các vấn đề liên thế hệ và tham gia vào cộng đồng nhiều hơn trong các phạm vi khác của cuộc sống. 

Do đó, mọi cơ hội học tập mà Hướng đạo sinh đảm nhận phải được liên kết với cách nó có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng. Khi một hướng đạo sinh học cách buộc nút dây mới như gút thòng lọng, nó sẽ đượcliên kết với cách nó có thể áp dụng để cứu người. Ngay cả khi Hướng đạo sinh trải nghiệm cơ hội học tập có thể chỉ xuất hiện để mang lại lợi ích cho bản thân (ví dụ như: hoạt động thể dục thể thao), cũng nên phản ánh cách làm thế nào để cho cơ hội học tập như vậy có thể mang lại lợi ích cho cộng đòng (chẳng hạn như: Hướng đạo sinh lành mạnh và xứng đáng sẽ được đặt đúng chỗ để phục vụ cộng đồng tốt hơn). 

Sự tham gia của cộng đồng thúc đẩy sự gắn kết và tập hợp từng thành viên của cộng đồng hướng tới mục đích chung là làm thay đổi cộng đòng của họ theo chiều hướng tốt hơn. Nó tiếp xúc nhiều người hơn đối với các giá trị và mục đích của phong trào Hướng đạo và tập hợp họ để hỗ trợ cho sự nghiệp của phong trào. Tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn là hành trình mà Hướng đạo sinh không thể tự mình thực hiện trong khi bỏ lại cộng đồng. Nó phải là sự nỗ lực chung bất kể quy mô của cơ hội học tập mà Hướng đạo sinh tham gia. Phục vụ không chỉ được xem là làm việc vì người khác mà phải thông qua sự tham gia, nó chắc chắn sẽ đòi hỏi phải làm việc với nnọi người. Yếu tố của sự tham gia cộng đồng là giúp cho Hướng đạo sinh tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Trọng tâm ở đây là tính công dân tích cực và là trách nhiệm của từng Hướng đạo sinh để hiểu biết về vai trò mà họ có thể đóng góp cho cộng đòng. 

Sự năng động của phong trào Hướng đạo: Phương pháp Hướng đạo trong hành động. 


Để cho phương pháp Hướng đạo hoạt động hiệu quả với giới trẻ thanh thiếu niên, người lớn phải có khả năng sử dụng hợp lý các yếu tố của phương pháp Hướng đạo và sự năng động của phong trào Hướng đạo trong hành động. Sự năng động của phong trào Hướng đạo bao gồm bốn thành phần có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là:



Trong bối cảnh của chương trình trẻ, các chuỗi mục tiêu giáo dục chung, có liên quan đến sự phát triển của giới trẻ trong từng lĩnh vực phát triển tính cách cá nhân, được đề xuất cho từng lứa tuổi của các ngành. Từng cá nhân cố gắng phát triển và hướng tới các mục tiêu giáo dục này theo cách cá nhân hóa. Người lớn cần xem xét tất cả mọi việc trong đơn vị (ví dụ như, cách thức vận hành đơn vị, quá trình ra quyết định, thúc đẩy các mối quan hệ cũng như các hoạt động mà giới trẻ thanh thiếu niên tham gia vào) từ quan điểm về cách thức tất của cả các khía cạnh này có thể góp phần tạo nên, tương phản với nhu cầu của các mục tiêu giáo dục. 

Cơ hội học tập 


Trong phong trào Hướng đạo, cơ hội học tập bao gồm các hoạt động như xuất du, thám du ngoài thiên nhiên nhiên, phục vụ cộng đồng, v.v. Ngoài ra nó còn bao gồm các vai trò và những điều cần thiết cho các hoạt động của đơn vị và để xử lý các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, ví dụ như: mua sắm thức ăn và nấu ăn trong trại, di chuyển đến địa điểm hoạt động, đảm nhận vai trò đội trưởng hoặc tham gia các cuộc thảo luận để đánh giá sự tiến bộ cá nhân. Cả hai loại cơ hội học tập này đều góp phần vào quá trình giáo dục và phương pháp Hướng đạo phải được áp dụng cho cả hai. 

Thật vậy, cơ hội học tập cung cấp bối cảnh hỗ trợ cho việc áp dụng phương pháp Hướng đạo. Điều quan trọng phải nói rằng cơ hội học tập, dưới bất kỳ hình thức nào, không thể tự động tạo thành cơ hội học tập cho Hướng đạo sinh. Nó chỉ trở thành cơ hội học tập cho Hướng đạo sinh một khi phương pháp Hướng đạo được áp dụng một cách có ýthức, kinh nghiệm đạt được và sự phản ánh xảy ra. Chính bản thân giới trẻ, các cơ hội học tập trong Hướng đạo phải được dựa trên sở thích và nhu cầu của trẻ để trở nên thú vị và hấp dẫn đối với họ. Cơ hội học tập phải được hình thành một khi các mục tiêu giáo dục được xác định rõ ràng; phải cung cấp mức độ thử thách thích hợp và được giới trẻ nhận thức là hữu ích đối với họ. Theo thời gian, phải cung cấp và cân bằng các nhu cầu và cơ hội học tập cho giới trẻ. 

Cuộc sống nhóm 


Điều này đề cập đến tất cả mọi việc đó là những trải nghiệm và kinh nghiệm trong đội và đơn vị nói chung, là kết quả của các hoạt động như một xã hội thu nhỏ bao gồm giới trẻ và người lớn. Ý thức về cuộc sống chung là điều cần thiết cho sự phát triển hài hòa của giới trẻ. 

Mặc dù giới trẻ có khuynh hướng tự nhiên để tạo thành các nhóm bạn và mặc dù xu hướng này được phản ánh trong hệ thống nhóm, cảm giác về cuộc sống nhóm không tự động tồn tại trong phong trào Hướng đạo. Ý thức về cuộc sống nhóm bao gồm việc thúc đẩy và xây dựng tính năng động của nhóm (sự tương tác và các mối quan hệ phát triển giữa giới trẻ với giới trẻ và giữa giới trẻ với người lớn). Nó cũng bao gồm việc tận dụng các cơ hội cho giới trẻ để tương tác (giữa chính họ và với sự hỗ trợ của người lớn) trong nhiều tình huống xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình họ tham gia Hướng đạo. Khi cuộc sống nhóm phát triển thực sự, toàn bộ nhóm sẽ xem xét nhu cầu và lợi ích của từng người, và mỗi người đóng góp cho sự thịnh vượng chung cả của nhóm. 

Cuộc sống nhóm kích thích những kinh nghiệm mà có thể dẫn đến việc tăng trưởng cảm xúc và xã hội, phát triển thái độ và phát triển dần các giá trị bởi vì: 

- các hoạt động trong một nhóm gắn bó với nhau và tự mình trải nghiệm những ưu điểm của quy tắc sống (luật Hướng đạo trong hành động) cung cấp bối cảnh thiên nhiên cho từng trẻ để khám phá ý nghĩa sâu sắc hơn của các giá trị về quan điểm của Hướng đạo sinh; sự tương tác và các mối quan hệ mang tính xây dựng với mọi người trong nhóm sẽ kích thích bầu không khí tin tưởng và quan tâm lẫn nhau và góp phần phát triển ý thức về bản sắc, giá trị bản thân và ý thức về sự tự tin, hòa đòng và gắn bó với nhau; 

- khi sự triển vọng trở thành một phần của nhóm sẽ gắn bó với nhau và kích thích sự mong muốn thuộc về và cảm thấy được chấp nhận, và khi nhóm hoạt động theo quy tắc sống của phong trào Hướng đạo, áp lực đòng trang lứa sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giới trẻ, nó mang xây dựng, chứ không phải là tiêu cực. 

Do đó, thái độ và giá trị mà cuộc sống nhóm khơi dậy đều mang tính chất cá nhân (như xây dựng và chủ động đối với cuộc sống, sự tự tin, tinh thần hưng phấn, thiết lập mục tiêu, V.V.), và có tính chất xã hội (như tinh thần đồng đội, tìm kiếm sự đồng thuận, thừa nhận sự khác biệt và phụ thuộc lẫn nhau, tinh thần đoàn kết, v.v). Do đó, cuộc sống nhóm cung cấp một cách hữu hiệu để giúp giới trẻ thực hành và phát triển ngay, trong phạm vi khả năng của họ, khả năng tự chủ, hỗ trợ, trách nhiệm và cam kết. 

Cơ cấu và chức năng của đơn vị 


Điều này đề cập đến cách áp dụng phương pháp Hướng đạo và áp dụng trong đơn vị (chẳng hạn như : cung cấp các cơ hội cụ thể cho giới trẻ để trải nghiệm, ra quyết định và chịu trách nhiệm, thiết lập, củng cố và tiếp xúc với cộng đồng địa phương của họ, v.v). Nó cũng đề cập đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên (không chỉ về tài chính và vật chất, mà còn liên quan đến thời gian, v.v.) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng của kinh nghiệm giáo dục. 

Tóm lại, khi bốn thành phần này thực sự củng cố lẫn nhau, phong trào Hướng đạo có thể mang đến kinh nghiệm học tập một cách mạch lạc, chặt chẽ và phong phú hơn. Chẳng hạn như, tổ chức có thể xem xét sự "dân chủ" là vấn đề quan trọng đòi hỏi phải có sự nhấn mạnh về giáo dục. Giúp giới trẻ phát triển cá nhân và gắn bó với lối sống dân chủ (mục tiêu giáo dục) khó có thể đạt được từ những cơ hội học tập có liên quan đến việc đạt được sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề này. Trong ví dụ này, các câu hỏi cần xem xét bao gồm: liệu cách thức mà các cơ hội học tập được hình thành có cho phép trải nghiệm lối sống dân chủ? Tất cả giới trẻ có chia sẻ trách nhiệm và đóng góp cá nhân vì hạnh phúc của đơn vị {cuộc sống nhóm)?. Liệu người lớn có thể lắng nghe giới trẻ và cung cấp cơ hội cho họ đưa ra quyết định trong phạm vi khả năng của họ (cơ cấu và chức năng)?. Tóm lại, liệu chúng ta có thể điều chỉnh và sửa đổi những gì theo cách mà đơn vị hoạt động, theo cách mà người lớn và giới trẻ tương tác với nhau, trong các hoạt động mà giới trẻ tham gia, để củng cố các mục tiêu giáo dục? 

Hướng đạo là phong trào giáo dục của giới trẻ thanh thiếu niên. 


Nó phục vụ cho sự đa dạng của các lứa tuổi (từ 5 đến 26 tuổi), tất cả đều sở hữu khả năng và nhịp độ phát triển khác nhau. Giới trẻ mở ra những thử thách, tính hiếu kỳ và ham học hỏi. Tuy nhiên, với rất nhiều điều xao lãng khác trong thế giới hiện nay có nhiều sự thay đổi nhanh chóng và vô số thử thách đối với sự phát triển của giới trẻ, phong trào Hướng đạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, điều cần thiết là phải ghi nhớ những điều sau đây: 

• Việc áp dụng đúng phương pháp Hướng đạo sẽ mang lại kinh nghiệm cho giới trẻ phải có tính giáo dục, vui vẻ và thú vị và nơi mà giới trẻ an toàn vè thể chất lẫn tinh thần. 

• Nó phải linh hoạt và phù hợp với thời đại và, cụ thể là, đáp ứng các nhu cầu khắt khe do thế kỷ 21 đặt ra như một câu trả lời cho nhu cầu về sự thay đổi của giới trẻ và xã hội 

• Nó phải phù hợp với lứa tuổi và tiêu chí học tập của từng lứa tuổi. 

• Sự phân ánh của cá nhân và nhóm như một phương thức tự định hướng học tập là công cụ tốt nhất để điều chỉnh kinh nghiệm và học tập cá nhân và nên được sử dụng để chuyển đổi kinh nghiệm thành cơ hội học tập, từ đó sẽ dẫn đến việc tự học và tự phát triển. 

• Phương pháp Hướng đạo nên trao quyền cho giới trẻ đóng vai trò là những công dân tích cực, điều này mang lại cho họ kinh nghiệm học tập suốt đời. 

• Phương pháp Hướng đạo là "Cách thức " triển khai Chương trình trẻ. 

Nguyễn Bảo Nhân chuyển ngữ 
---------------------------------------------
(2***) Tham kháo Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 40 - Tài liệu 10- Lãnh đạo Hướng đạo trong thế kỷ 21. 
(3***) Cần nhấn mạnh rằng yếu tố này của phương pháp Hướng đạo đẽ cập đến sự hỗ trợ do người lớn cung cấp cho giới trẻ. Việc đối đái với người lớn trong phong trào Hướng đạo, bao gồm tuyển dụng và cung cấp đào tạo cho người lớn được thỏa thuận trong Chính sách Người lớn trong Phong trào Hướng đạo Thế giới Điều này cũng phải phù hợp với Chính sách Tham gia của Phong trào Hướng đạo Thế giới. 
(4***) Tham khảo chính sách thế giới vẽ bảo vệ đoàn sinh an toàn. 
(5***) Hướng dẫn vào ngẽ Trưởng, Baden-Powell. 
(6***) Đường 6 Thành công, Baden-Powell 


Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẬP SAN VỮNG TIẾN SỐ 26