Sáo Dễ Thương
Ông Mai Chí Thọ tên thật là Phan Đình
Đống, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1922 tại Dịch Lễ, Nam Vân, thành phố Nam Định.
Ông Mai Chí Thọ sinh ra trong một gia
đình cách mạng mà anh cả là ông Lê Đức Thọ - một chính trị gia kiệt hiệt nhất của
Bộ chính trị thời chống Mỹ và sau năm 1975, người anh thứ hai là Thượng tướng
Đinh Đức Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng; đây là một gia đình đặc biệt
về chính trị vì có 3 người con trai đều là Ủy viên Trung ương.
Trang sử cũ đã lướt qua, ở đây chỉ đọng lại những ý kiến xây dựng cao cả của bậc lão thành cách mạng như ông Mai Chí Thọ với Hướng Đạo:
1. Trong một cuộc mạn đàm của các bậc
lão thành cách mạng như Trần Hồng Quân, Trần Trọng Tân, Trần Bạch Đằng, Dương
Đình Thảo, Phan Minh Tánh, Nguyễn Văn Hanh..., họ đã bàn về những sự kiện trọng
đại của xã hội một cách thẳng thắn, trí thức, bao dung dưới nhãn quan của những
bậc ái quốc chân chính. Họ bàn nhiều vấn đề lắm nhưng ở đây chúng tôi chỉ nêu
lên chuyện Hướng Đạo mà thôi:
Ông Mai Chí Thọ nói: "Tôi chỉ kể
ngay ở thành phố' mà thôi, vấn đề Hướng Đạo nói hoài cũng không ai giải quyết,
các vị lãnh đạo cũ của tổ chức này đều đi kháng chiến cả như ông Hoàng Đạo
Thúy, Tạ Quang Bửu, Bác Hồ là Chủ Tịch Danh Dự hay gì đó tôi quên mất rồi. Bây
giờ xin lập lại, không cho".
Qua lời phát biểu này, cụ Trần Bạch Đằng
một nhà báo lão thành cách mạng, đã viết bài khen ngợi Hướng Đạo. Trong đó có
câu chuyện lý thú: Nhân vụ cháy Trung tâm Thương mại Quốc tế chết nhiều người,
tôi nói nếu có những kỹ năng Hướng
Đạo thì cứu được nhiều người lắm, leo
dây lên rồi dìu người ta xuống, nhưng chúng ta không có. Nếu có Hướng Đạo thì
chắc không chết nhiều người như thế.
Báo Công an Saigon tháng 9 năm 1998
ghi lời phát biểu của ông Mai Chí Thọ:
"Có thể một số' các đồng chí
chưa biết rõ tổ chức ấy. Vậy chưa biết tại sao không chịu tìm hiểu và hỏi các đồng
chí đã từng biết để hiểu rõ về Hướng Đạo. Nhưng nói thật quân dân ta đã từng
đánh hai đế quốc chúng ta chưa biết sợ thì tại sao lại sợ một nhóm trẻ con chơi
Hướng Đạo..." (trích báo Công an Saigon tháng 9 năm 1998).
Trong mục thời sự của Báo Saigon giải
phóng ra ngày thứ ba 17 tháng 10 năm 2006 đã đăng ý kiến sau đây của Đại Tướng
Mai Chí Thọ về việc một vài nơi đã hạn chế hoạt động của Hướng Đạo: "Hội
Hướng Đạo là một tổ chức quần chúng tốt, hợp pháp được chính phủ Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa cho phép hoạt động. Bác Hồ là một Hướng Đạo Sinh đầu tiên của Việt
Nam từ Anh quốc từ năm 1915. Bác là chủ tịch danh dự của Hội Hướng Đạo Việt Nam
sau khi nước nhà được độc lập năm 1945. Vì vậy theo tôi nên để cho Hội Hướng Đạo
hoạt động phát huy truyền thống chân chính của Hội, không làm gì vi phạm pháp
luật chủ yếu hướng vào những các hoạt động nhân đạo, từ thiện thế là vừa thể hiện
cái tâm của người Cộng Sản vừa thể hiện sự kính trọng Bác Hồ...".
Rõ ràng ông Mai Chí Thọ đã chí tình chí nghĩa nói lên sự tốt lành của HĐ. Đây là những lời tâm huyết của một HĐS chân chính đã hết lời bênh vực cho phong trào HĐVN. Vì sao?
Xin quý vị đọc tiếp bài sau:
CHUYỆN VỀ MỘT TRÁNG HUYNH ĐẦY ẮP TÌNH NGƯỜI VÀ SĨ KHÍ HƯỚNG ĐẠO
Cụ Phan Đình Đống tức là Đại Tướng
Mai Chí Thọ, một nhà cách mạng kiệt xuất của đất nước đã vĩnh viễn ra đi hồi
7g55 ngày 28-5-2007, thọ 86 tuổi.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ cực
kỳ hào hùng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Tỉnh Ủy Mỹ Tho, Bí
thư Khu Ủy miền Đông Nam bộ, Bí thư Thành Ủy Sàigòn - Gia Định, Chính Ủy Sàigòn
- Gia Định, Giám đốc Công An TPHCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, Bí thư Thành Ủy
TP.HCM, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ v.v...
Sự nghiệp cách mạng và chính trị của
cụ đã được nhiều báo đài cả nước tường thuật đầy đủ. Ở đây chỉ xin có đôi nét về
tấm lòng sắt son của một HĐS đối với Tổ quốc, đồng bào, đồng chí, và nhất là đối
với phong trào Hướng Đạo mà cụ là một thành viên từ năm 1938 ở Đoàn Trần Quốc
Tuấn, Nam Định do Trưởng Ngô Nghiêm làm Đoàn Trưởng.
* THỦ CÔNG VÀ NẾP SỐNG HĐ
Theo lời kể của ông Huỳnh Công Oán,
người bảo vệ thân cận nhất của cụ thì: "Chú Chín cùng chúng tôi ăn trong rừng,
ngủ trong rừng nhiều ngày, để có bàn ăn tôi lấy cây rừng đóng thành cái bàn xệu
xạo. Đến bữa ăn, nhìn cái bàn chú nói dọn xuống đất ăn đi, chú chỉ cho; Chú giải
thích, cái chân bàn cháu phải làm cẩn thận hơn, bằng cây to hơn mới vững chắc,
mặt bàn cháu phải làm nhỏ nữa mới cân bằng. Cũng như người làm cách mạng đầu
tiên phải tạo một cái chân cho vững chắc, còn trẻ cháu phải học, phải rèn luyện
để sau này có một cái bàn vững chắc. Thường trong những bữa ăn như vậy, chú nhất
định không chịu ăn riêng, tiểu táo. Chú bảo rằng cùng gian khổ như nhau, ăn
riêng thì không hay, có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít"
* THÍCH NHẤT ĐIỀU GÌ?
Một tờ báo phỏng vấn:
- Ông thích nhất điều gì?
Ông trả lời:
- Khi
nghỉ hưu không còn chức quyền gì nhưng ra đường gặp đồng bào vẫn vui vẻ với tôi
là không huy chương nào bằng.
* TƯỚNG CON DÂN & TƯỚNG CỦA NGƯỜI NGHÈO
Nữ văn sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hải viết
'Tướng con dân' nói về vị Tướng đặc biệt này, người đầu tiên mang hàm Đại Tướng
Công An.
Khi nghỉ hưu, ông không nghỉ ngày nào
mà tích cực tham gia trong nhiều lĩnh vực với vai trò cố' vấn. Không phải cố' vấn
ngồi chơi xơi nước mà trái lại luôn trăn trở lăn lộn với công việc; Tỷ như
trong việc xóa đói giảm nghèo ông đã không quản tuổi già sức yếu vẫn hăng hái
tìm đến những xóm nhà ổ chuột trên kinh Tàu Hủ, Nhiêu Lộc, kinh Nước Đen. Nhiều
lần đội mưa, xắn quần lội bì bõm trong các xóm lao động bùn lầy nước đọng để
tìm cách xóa đói giảm nghèo. Em ái ngại hỏi ông:
- Sao
khi nào cũng lo chuyện đói nghèo?
Ông trả lời:
- Người
Cộng sản mà không chăm lo cho dân bớt nghèo đói thì còn lo cái gì nữa!
* TÂM HỒN VÀ SĨ KHÍ HƯỚNG ĐẠO
Mười năm trở lại thường nghe các Huynh
Trưởng râm ran: Không biết ông Mai Chí Thọ có phải là HĐ không mà trong các buổi
họp thường thấy ông bênh vực HĐ.
Mãi đến 31-5-2006 nhân Lễ Kỷ niệm 60
năm Hồ Chủ Tịch nhận làm Danh Dự hội Trưởng Hội HĐVN được tổ chức tại công viên
Hoàng Văn Thụ, bất ngờ ông 'xuất một chiêu' ngoạn mục: xác nhận mình là HĐS ở
Nam Định năm 1938, và Bác Hồ cũng đã từng tham gia phong trào HĐ ở Anh quốc năm
1915. Khẳng định HĐ là phong trào quần chúng đã đóng góp nhiều công sức trong
việc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Bức thư ngắn gọn mà đầy hào khí HĐ,
là làn gió mát gây phấn chấn cho anh chị em, không khí có vẻ dịu mát hơn:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 05 năm 2006.
Kính gửi : BAN TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 60 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NHẬN LÀM DANH Dự HỘI TRƯỞNG HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM (31/05/1946 -
31/05/2006).
Tôi đã nhận thư mời của các bạn, do Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm, Bùi Tiến An, ký tên.
Tôi rất cám ơn lời mời quý giá này, nhưng vì sức khỏe không đảm bảo mong các bạn thông cảm cho sự vắng mặt của tôi.
Qua tài liệu của ông Bùi Tiến An, trao cho tôi để thêm sự hiểu biết về Hướng Đạo Việt Nam, tôi được biết rằng không những Hồ Chủ tịch nhận làm Hội trưởng danh dự mà Bác Hồ còn là một Hướng Đạo Sinh đầu tiên của Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức Hướng đạo của Anh Quốc từ năm 1915, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thời Bác Hồ đã công nhận Hội Hướng đạo Việt Nam là tổ chức quần chúng hợp pháp.
Trên cơ sở những tài liệu đó, Hội Hướng Đạo Việt Nam đương nhiên có quyền công khai hoạt động, không ai có quyền ngăn cản.
Tôi mong các bạn thu thập tất cả các tài liệu đó, gửi cho các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương, chứng tỏ quyền hợp pháp của các hoạt động hợp pháp của Hội Hướng Đạo Việt Nam. Những hành động cản trở hoạt động hợp pháp của Hội Hướng Đạo Việt Nam, không những trái với pháp luật mà còn tỏ ra bất kính với Bác Hồ, phủ nhận thiện chí, công lao đóng góp của Hội Hướng Đạo vào công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, cũng như xây dựng hòa bình đất nước.
Nhân danh một Hướng Đạo Sinh ở tỉnh Nam Định năm 1938, tôi hy vọng Hội Hướng Đạo Việt Nam, cũng như thành Phố Hồ Chí Minh phát huy lý tưởng cao đẹp của mình để đóng góp tốt hơn nữa cho công cuộc đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ mục tiêu chung của dân tộc ta là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Mai Chí Thọ
*TÊN RỪNG?
Có Huynh Trưởng nói khích tôi:
- Chú
ngán hay sao mà không hỏi tên Rừng của ổng?
- Các
HĐS coi nhau như ruột thịt. Ngán cái nỗi gì! Và sau đây là cuộc đối đáp:
- ...Thưa
lão huynh, tên Rừng HĐ của cụ là gì?
- Tôi vào HĐ chỉ một thời gian ngắn, đến năm 1940 thì bị bắt bỏ tù ở Nam Định, nhà tù Hỏa Lò- Hà Nội, sau đó đày lên Sơn La, rồi đưa vào giam ở Khám lớn Sài gòn, rồi đày ra Côn Đảo. Khi ra tù thì lao vào cuộc kháng chiến cho tới nay.
Tôi vớt vát:
- Mọi
người vẫn trìu mến gọi tôi là Chú Năm Xuân.
- Xuân
là con gái út của tôi. Còn Năm là thứ của vợ tôi. - Còn cái tên vang danh Mai
Chí Thọ?
- À!
Đây là tên mà anh Phạm Hùng đã đặt cho tôi. Nguyên do thế này: chiến trường Mỹ
Tho thời đó ác liệt lắm, chỉ trong 3 năm đã có 2 Chủ tịch UBND Tỉnh, 2 Chỉ huy
Quân sự Tỉnh và 2 Trưởng ty Công An Tỉnh hy sinh. Anh em thường nói đùa 'Giá mà
đơ xăng troa' - Jamais deux sans trois, ý nói không bao giờ có 2 mà không có 3
- tức là còn phải hy sinh nữa, nên anh Phạm Hùng thương mà đặt tên Mai Chí Thọ,
(bí danh tôi trước đó là Nguyễn Xuân Mai). Mai Chí Thọ có nghĩa là sống lâu mút
mùa.
* VĨNH BIỆT NGƯỜI TRÁNG SINH ĐẦY HÀO KHÍ HƯỚNG ĐẠO
Tráng sinh Phan Đình Đống đã vĩnh viễn
ra đi, nhưng các HĐS vẫn mãi nhớ đến Cụ qua bức thư đầy nhiệt huyết của Cụ đối
với phong trào HĐVN. '...Công lao đóng góp của Hội Hướng Đạo vào công cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược, cũng như xây dựng hòa bình đất nước'.
HĐ khắp các Tỉnh, Thành đều gởi vòng
hoa chia buồn và phúng điếu. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, hồi 18g00 ngày chủ nhật
3-6-2007, một số' Huynh Trưởng như Nhan Trừng Sơn, Nguyễn Hữu Ngọc, Nguyễn Trực,
Nguyễn Phước Ái Huy, Nguyễn Ngọc Hà, Lê Công Giàu, Cao Nguyên Lợi, Phạm Ngọc
Tuyên, Phan Đức Đô, Hồ Hiếu, Nguyễn Văn Chu, Vương Thới Trung, Phạm Đông, Nghi
Yên, Phan Ngọc Diêu. Trưởng đoàn là Trưởng Ngô Văn Phương, Đạo trưởng Phong
Châu dẫn đầu.
* CON TẰM ĐẾN THÁC VẪN CÒN VƯƠNGTƠ
Châm ngôn HĐ là 'Mỗi ngày làm một việc thiện' nên các thành viên của Phong trào từ Sói con 7, 8 tuổi đến cụ già 90 hàng ngày vẫn chuyên cần làm việc thiện.
Sau đám tang Lão tráng Phan Đình Đống,
người Tráng sinh Tráng Đoàn Trần Quốc Tuấn năm 1938 ở Nam Định, theo ước muốn của
người quá cố, gia đình đã đem trọn số' tiền phúng điếu là 380.000.000 VNĐ, thực
hiện tâm nguyện của cụ luôn giúp đỡ người nghèo.
Ngày 13-6-2007, bà Nguyễn Thị Thanh,
quả phụ cố' Đại Tướng Mai Chí Thọ (Tráng huynh Phan Đình Đống) đã dùng trọn số
tiền để làm việc thiện như sau:
- Tặng
100 triệu đồng hỗ trợ chăm sóc các em khuyết tật làng Hòa Bình 2.
- Tặng
100 triệu đồng hỗ trợ học bổng cho quỹ khuyến học và trẻ em nghèo vượt khó
TP.HCM.
- 100
triệu sẽ trao cho 3 Trung tâm Bảo trợ nguời già tàn tật và 80 triệu cho quỹ Xóa
đói Giảm nghèo để góp phần hỗ trợ, chăm sóc cho những người nghèo khó nhất trên
TP.HCM.
Bà Thanh nói: - Lúc sinh thời anh Năm
Xuân đã làm từ thiện, giúp trẻ em tàn tật, người nghèo rất nhiều... Trước lúc
ra đi, anh Năm cũng có tâm nguyện dành hết số' tiền mà thân quyến, đồng chí
phúng điếu, chia buồn, giúp đỡ các cơ sở từ thiện xã hội.
***
Thôi, xin vĩnh biệt Lão Tráng huynh đầy
hùng-tâm-dũng- chí. Xin người an tâm nghỉ ngơi. Tuy rằng HĐVN vẫn còn ngổn
ngang trăm mối nhưng bản chất của Phong trào là phụng sự trẻ em tức là phụng sự
Tổ quốc... nên chẳng chóng thì chầy cũng sẽ được xã hội công nhận giá trị đích
thực của nó.
Vĩnh biệt Lão huynh, người Tráng sinh
đầy ắp tình người và tình Hướng Đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét