Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Chính sử, Hướng đạo Việt Nam và vụ án Hội quán Bùi Chu

Công hay diễu 


Mục lục 

Chính sử là gì.? 

Những điều không đúng sự thật trong hai bộ “chính sử HĐVN”  

1. “Lịch sử Hướng đạo Việt Nam, Hồi ký”  

2. Về bài “Tóm lược NVT”   

2a. Vẫn chuyện lập đơn vị ở Montréal  

2b. Chuyện Trại Thẳng Tiến 6, năm 1998  

2c. Vụ án Hội quán 18 Bùi Chu  

“Tiếp thu Hội quán đường Bùi Chu”  

Biên bản   

Quyết định và biên nhận ngày 29 tháng 5, 1975   

Biên bản ngày 7 tháng 6, 1975   

Biên bản ngày 26 tháng 6, 1975  

Kết luận   

Chính sử là gì? 


Lịch sử chính thức hay “chính sử” là một tác phẩm lịch sử được đổi tượng của nó tài trợ, sáng tác hay chứng thực. 

Thuật ngữ “chính sử” thường được dùng đê gọi những sách sử được một chế độ, một chính phủ nào đó cho phát hành. Ví dụ, Đại Việt sử ký toàn thư 1697) hay Toàn thư là bộ chính sử Việt Nam do Ngô Sĩ Liên và nhiều thế hệ sử quan của nhà Hậu Lê biên soạn. Toàn Thư lại là một tác phẩm bổ túc bộ sách Đại Việt sử ký (XMÆntl, 1272) trước đó do Lê Văn Hưu biên soạn dưới thời nhà Trần. Những bộ quốc sử đều biên soạn bẳng Hán tự cổ cho đến đầu thế kỷ XX mới có cuốn Việt Nam sử lược do học giả Trần Trọng Kim biên soạn bằng quốc ngữ vào năm 1919. Trần Trọng Kim là một viên chức giáo dục của xứ Bác Kỳ thuộc quyền cai trị của người Pháp, đứng đầu là Thõng sứ Bắc Kỳ - Résident supérieur du Tonkin. 

Vì quốc sử thường do sử quan biên soạn theo quan điếm của trieu đại ban phát bống lộc cho họ nên việc biên chép lịch sử qua nhiều thời đại không thể thống nhất. Ví dụ Vua Minh Mạng Nhà Nguyễn (1820-1841) coi bộ Đại Việt sử ký tục biên (X® ũEắlếlra) do Phan Phu Tiên và những sử quan khác biên soạn dưới triều đại Lê - Trịnh là sách yêu quái, không phải là sử tin được . 

Một ví dụ khác cho thấy sự bất nhất trong sách sử Việt Nam quanh vụ ông Nguyễn Phi Khanh và giặc Minh. Ông quan nhà Hồ đã ra hàng giặc hay bị giặc bắt? 

Gần như tất cả những người học lịch sử theo cuốn Việt Nam sử ỈƯỢc đều tin rằng ông Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt giải về Tàu: 

“ông Nguyễn Trãi là con ông Bâng Nhăn Nguyễn Phi Khanh. Đời nhà Hồ, ông đã thi đỗ tiến sĩ (1400). Khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bât vẽ Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. ông Phi Khanh bào răng: “Con phải trở vê mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì ?”” 

Nhưng Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên biên soạn Toàn Thư lại viết khác. 

Còn bọn Trân Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyên căn, Đỗ Mãn đêu đã đau hàng từ trước. ”2 

Người soạn chính sử thường có nhiều thuận lợi, như được truy cập thư khố, phỏng vấn người trong cuộc, và sử dụng các nguồn tài liệu nguyên thủy mà các sử gia độc lập không thể có. Tuy nhiên, chính vì sự liên hệ gần gũi giữa soạn giả và đối tượng nên chính sử thường được coi là có tính bè phái, thiếu khách quan. Do đó, sử gia độc lập và người đọc sử cẩn trọng thường coi chính sử là tài liệu tuyên truyền, hoặc đón nhận nó với mọi sự dè dặt. 

Đi tìm “Chính sử” Hướng đạo Việt Nam 


Mới đây người viết được đọc tập “Tài liệu Hội nghị Huynh trưởng Nhất gia 2017” do Ban Điều hành Hướng Đạo Việt Nam phát hành vào tháng 10, 2017. Ở phần “Tổng kết Ban Tu thư” có đoạn viết: 

“Sách lịch sử HĐVN (bản gõc) của các trưởng Trăn Văn Khâc - Tôn Thăt Đông — Võ Thanh Minh - Hoàng Đạo Thúy -Nghiêm Văn Thạch - Mai Liệu. Tôn ThãtDương Vân được xem như là CHÍNH SỬHĐVN.'” 

Người viết tự đặt cho mình những câu hỏi: 

1. Tên những cuốn “lịch sử HĐVN (bản gốc)” đó là gì? Ãn hành năm nào? ở đâu? 

2. Nhừng cuốn ‘Tịch sử HĐVN (bản gốc)” đó có phải là tài liệu chính thức do Hội Hướng đạo Việt Nam phát hành từ khi thành hĩnh đến khi bị giải tán vào tháng 5 năm 1975 hay không? 

3. Trưởng phụ trách tu thư của Ban Điều hành HĐVN dựa trên tiêu chuẩn gì để chọn các sách hay bài viết của các trưởng nói trên làm “Chính sử HĐVN” cho tổ chức của mình? 

Những câu hỏi này chỉ Ban Điều hành HĐVN mới có thể trả lời. 

Không nói đến mức chính xác hay khách quan, nếu tác phẩm của các soạn giả nêu trên không phải là ấn phẩm chính thức do Hội HĐVN trước 1975 phát hành thì khó có thể coi đó là “chính sử HĐVN”. Được biết, cho tới nay chưa có một cuổn sách hay tài liệu (bản gốc) nào tựa đề là “Lịch sử Hướng đạo Việt Nam” được Hội HĐVN ấn hành hay tài trợ soạn thảo trước tháng 5, 1975. 

Tuy nhiên, tại hải ngoại, sau 1975 có một số sách, bài viết về lịch sử Hướng đạo Việt Nam, như cuốn “Lịch sử Hướng đạo Việt Nam, Hồi ký” của trưởng sếu Siêng Năng Trăn Văn Khắc và bài “Tóm lược lịch sử PT HĐVN vòà biến cố thời sự trong giai đoạn” do trưởng Nghiêm Văn Thạch biên soạn. Cuốn sách và bài viết nêu trên đây những sai lầm về mặt lịch sử, nội dung chỉ là hồi ức và cảm nhận cá nhân của hai tác giả, và nhất là không dẫn chứng hay liệt kê bất cứ một nguồn tài liệu nào mà họ đã sử dụng. Đổi với một người có hiểu biết tương đối về khoa học lịch sử, các loại tác phẩm như thể không thế coi là sử hay chính sử, và chỉ có thể tạm dùng làm tài liệu tham khảo thứ cấp, đối chiếu, so sánh với các nguồn tài liệu khác khi tìm hiểu và biên soạn lịch sử. 

Sai lầm lịch sử hay những sự kiện ghi lại không đúng với sự thật là điều thường thấy trong hồi ký cá nhân. Lý do sai sót vừa chủ quan lẫn khách quan: nhớ sai, chỉ nghe kể lại, mục đích thiếu trong sáng, kém khả năng truy cứu và đánh giá thông tin, thiếu kiến thức tổng quát, khoa học thông tin chưa phát triển đủ, V.V.. 

Những điều không đúng sự thật trong hai bộ “chính sử HĐVN” 


Sau đây, người viết sẽ xét một vài chi tiết cụ thể ưong hai tác phẩm “Lịch sử Hướng đạo Việt Nam - Hòi ký” của trưởng Trần Văn Khắc (viết tát là Hồi ký TVK, Toronto, 1985) và “Tóm lược lịch sửPT HĐVN và biển cố thời sự trong giai đoạn” của trưởng Nghiêm Văn Thạch (viết tắt là “Tóm lược NVT”, trên trang nhà của Fédération du Scoutisme Français, Association des Scouts et Guides du Vietnam, (ASGVN/hdvn), Hôi Nam và Nữ Hướng Đạo Việt Nam, trên ữang trưởng Niên Paris (2002), và ưong tập san Liên Lạc số Xuân Nhâm Ngọ (2002, trang 13¬26). 

1. “Lịch sử Hướng đạo Việt Nam, Hồi ký” ’ 


Ở trang 10 cuốn Hôi ký của trưởng Trần Văn Khắc ghi: 
"Hướng đạo một ngày, Hướng đạo mãi mãi. B.P."

Đến nay có lẽ anh chị em Hướng đạo Việt Nam đã biết rõ tác giả câu “Hướng đạo một thời, Hướng đạo mãi mãi” (“Once a scout, always a scout”) không phải là B.-P. mà là Bá tước Kitchener. 

Về Baden-Powell, trưởng Trần Văn Khắc viết: 

"... Ồng mồ côi cha từ lúc nhò, sõng cùng bà mẹ và nhiêu anh em. Bà mẹ ông đã rãt chịu khó làm lụng đế nuôi đàn con thành đạt... 

Lúc thiếu thời khi đi học BIPI cũng chỉ là một học sinh VÀO bậc trung bình,... 

Chính trong thời kỳ còn tại ngũ là lúc ông thâu góp được nhiều kinh nghiệm vẽ việc huân luyện và giáo dục binh sĩ cùng thường dân đễ rồi sau này đem ra thành lập PTHĐ, nhất là việc ông đã tố chức những đoàn thiếu sinh quân để phục vụ tại thành Mafeking, nơi ông cố thủ khi bị quân Boers vây hãm... 

Khi ông giãi toá được thành Mafeking vò trở vê Anh Quốc năm 1901... ” 

CÓ một số chi tiết không chính xác về cuộc đời của Baden- Powell theo cách viết của trưởng Trần Văn Khắc. 

Một, đúng là ông mồ côi cha từ khi còn nhỏ, mới 3 tuổi, vì giáo sư Baden Powell lớn hơn mẹ ông 28 tuổi, và qua đời năm 63 tuổi. Tuy nhiên, mẹ của B.-P., bà Henrietta Grace Smyth, vợ thứ ba của giáo sư Baden Powell, là con nhà gia thế (con gái Đề đổc William Henry Smyth), và chồng của bà ngoài vai trò linh mục (mục sư, priest) của giáo hội Anh giáo còn là giáo sư Đại học Oxford. Tóm lại B.-P. là hậu duệ của hàng quý tộc Anh quốc thì có lẽ mẹ ông không cần phải “rất chịu khó làm lụng để nuôi đàn con”. 

Hai, B.-P. học tiếu học ở tư thục Rose Hill School rõi được học bống vào trường trung học nội trú danh giá Charterhouse ở Surrey, phía tây nam của London. Điều này cho thấy B.-P. Không phải là học trò nhà nghèo, với sức học trung bình. 

Ba, người thành lập đoàn thiếu sinh quân gồm thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi ngay ưước khi xẩy ra cuộc bao vây và giao chiến ở thị trấn Mafeking là Bá tước Edward Herbert Gascoyne-Cecil, sĩ quan Tham mưu trưởng của của Đại tá Robert Baden-Powell tại thị trấn này. Bá tước Gascoyne-Cecil trước kia là sĩ quan hầu cận của Bá tước Kitchener, tác giả câu “Once a scout, always a scout”. Hơn nữa, Bá tước Gascoyne-Cecil chính là con của Thủ tướng Anh quổc lúc đó, Hầu tước Robert Arthur Talbot Gascoyne-Cecil. 

Bổn, Robert Baden-Powell không phải là người giải toả thị trấn Mafeking. Người đó là Đại tá B. T. Mahon, sĩ quan đã dẫn 2000 quân kế cả lính tình nguyện người Nam Phi giải thoát thị trấn Mafeking khỏi vòng vây vào ngày 17 tháng 5, 1900 . 

Ở phần “Những biến chuyên” trưởng Trần Văn Khắc trích “bài tóm lược lịch sử HĐVN mà trưởng Nghiêm Vân Thạch đã viết như sau; 

[...] 1980 - Sỗ phận các “thuyên nhân gây sôi nỗi công luận thế giới. Dân tị nạn gia tăng ở nhiều nước, trong số đó có những trưởng và đoàn sinh cũ vẫn tướng nhớ đẽn phong trào. 

Hoàn cành thuận lợi thêm cho sự phục hoạt HĐVN. Tr. Đỗ quý Toàn (Montreal) lập đơn-vị ờ Canada. Đây là chi nhánh thứ 3 của HĐVN theo thứ tụ thành lập...” 

Đoạn trên đây có hai điếm đáng chú ý; thứ nhất là sai lầm lịch sử và thứ hai là soạn giả vơ vào. 

Thứ nhất, từ năm 1980 đến 2009 Liên đoàn Việt Nam là đơn vị Hướng đạo gổc Việt đầu tiên và duy nhất tại Montréal. Từ 1980 đến 2003, Liên đoàn Việt Nam sinh hoạt với Scouts Canada, dưới tên Vietnam Scout Group, Giẩy phép hoạt động số 813, thuộc Eastern District, Quebec Provincial Council, Từ 2003 đến nay, Liên đoàn Việt Nam sinh hoạt với Hội Hướng đạo Canada nói tiếng Pháp (L'Association des Scouts du Canada). Đến cuối năm 2009, Montréal mới có thêm Liên đoàn Lạc Việt, Scout Group 814, thuộc Quebec Council, Scouts Canada. 

Thứ hai, theo “Tạp chí Duy Tân, 20 năm sinh hoạt 1980¬2000” cùa Liên đoàn Việt Nam: 

“Nguồn gốc 

Hạt nhân liên lạc gặp gỡ ban đâu của gia đình HĐ đã nãy mầm vào đâu mùa xuân 1980 nhờ anh chị em cựu HĐ sinh công giáo vừa định cưcãt tỉẽng gọi mời; Liền đoàn Việt Nam thành hình với Thỉẽu đoàn Quang Trung và Kha đoàn Lê Lợi qua sự báo trợ của cộng đông công giáo Việt Nam (CĐCG) tại Montreal theo như quy trình tố chức của Hội Hướng đạo Canada (Boys Scouts of Canada gọi tầt là Scouts Canada, 

SC). Anh Trân Sỹ Hiệp thay một CĐCG đà ghi danh đẽ LĐ là đơn vị chính thức sinh hoạt với tên Vietnam trên hiển chương (charter) số 813 căp ngày 28 tháng 5, 1980 trong phạm vi Đạo (District) Eastern (Montreal) thuộc tỉnh bang Quebec (Quebec Provincial Council). Thành viên cùa Hội dõng Liên Đoàn (Group Committee, GC) gòm anh Tran Sỹ Hiệp (Chair), và các trưởng Đinh Văn Khang, Lã Mạnh Hùng (Thiểu đoàn Quang Trung), Đàm Quang Long, Nguyên Vân Sơn, Trịnh Đình Tân, Nguyễn Văn Quỳnh (Kha đoàn Lê Lợi). ”

Tạp chí Duy Tân của Liên Đoàn Việt Nam cho thấy trong số những trưởng sáng lập và sinh hoạt với Liên đoàn năm 1980-81 không có trưởng nào tên Đồ Quý Toàn như ghi trong “Tóm lược NVT”. Thông tin này cũng có thế dễ dàng kiếm chứng với Hội HĐ Canada. Một điểm đáng lưu ý, người viết lời giới thiệu cho cuốn Hồi ký TVK lại chính là trưởng Sói Lịch Thiệp Đõ Quý Toàn. 

Kẽ đến, các đơn vị gọi là “chi nhánh” của HĐVN được nhắc đến trong “Tóm tât NVT” chỉ hiện hữu từ sau năm 1983, khi một tổ chức ở Mỳ tên là “International Central Committee On Vietnamese Scouting” (ICCVS, ủy ban Trung ương Quốc tẽ cho Hướng đạo người Việt) thành hình sau cuộc họp tại Costa Mesa, California, vào hai ngày 2-3 tháng 7, 1983. Tuy nhiên các trưởng sáng lập tổ chức này dịch ICCVS thành Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam, và điều này có thể gây hiếu lầm họ là cơ cãu lãnh đạo của Hội Hướng đạo Việt Nam đã được WOSM công nhận từ năm 1957 đến cuối tháng 4, 1975.   


Giãy phép hoạt động sõ 813 cúa Liên đoàn Việt Nam, Scouts Canada 

(Tư liệu của Liên đoàn Việt Nam, Scouts Canada) 

Liên đoàn Việt Nam thuộc Scouts Canada ra đời 3 năm trước ICCVS nên nó không thể là chi nhánh cuả một tổ chức chưa hiện hữu ở Hoa Kỳ. Hồi ký của trưởng Trần Văn Khắc vô tình trích dẫn cả phần “bịa sử”, vơ vào do trưởng Nghiêm Văn Thạch biên soạn. 

2. Về bài “Tóm lược NVT” 


Bài tóm lược này của trưởng Nghiêm Văn Thạch, nối dài phân đã ních dẫn trong Hồi ký TVK, được phổ biến trên trang nhà của Fédération du Scoutisme Français, Association des Scouts et Guides du Vietnam, (ASGVN, Hội Nam và Nữ Hướng Đạo Việt Nam) và trang Trưởng niên Paris. Tập san Liên Lạc sổ Xuân Nhâm Ngọ (2002, trang 13-26) đăng lại, và phần ghi chú có thêm chi tiết: 

“Tài liệu này do Tr. Nghiêm Văn Thạch sơ thảo căn cứ theo các ấn phâm vò các chứng nhân ở quốc nội cũng như hải ngoại, đã được các ưưởng Mai Liệu, Vĩnh Đào, Nguyễn Trung Thoại, duyệt và bố túc. Hiệu đính Ịần chót tháng 12, 2001 theo tài liệu mới về Hồ Chí Minh. ” 

Thứ nhất, hai trang nhà ASGVN và Trưởng niên Paris đã ngưng hoạt động từ lâu. 

Thứ hai, phiên bản 2001 của bài “Tóm lược NVT” có thêm những ghi chép sai lạc và có phần nghiêm trọng hơn. Sau đây là 3 ví dụ. 

2a. vẫn chuyện lập đơn vị ở Montréal 


Trong bản “duyệt và sửa lỗi chuyển dạng chữ từ VNI sang Unicode trước khi đưa tồn trữ trên trang trưởng Niên Paris, tháng 6-2010”, soạn giả Nghiêm Văn Thạch viết lại về chuyện “lập đơn vị ở Montréal”: 

“1977 [...] Hoàn cánh thuận lợi thêm cho sự phục hoạt Phong trào HĐVN. Các Tr. Đỗ Quí Toàn, Nguyên Tăn Hồng, Nguyên Trung Thoại, lộp đơn vị ở Montréaỉ, Canada [:.]” 

Năm 1977 không có đơn vị Hướng đạo người Việt nào sinh hoạt ở thành phố Montréal. Liên đoàn Việt Nam thành lập năm 1980 và là đơn vị gốc Việt đầu tiên hoạt động trong Hội Hướng đạo Canada. Ba trưởng Đõ Quý Toàn, Nguyễn Tấn Hồng, Nguyễn Trung Thoại không phải là những trưởng thành lập Liên đoàn này. Một lần nữa, thông tin này có thê dễ dàng kiếm chứng với Souts Canada, ở một phiên bản khác , đoạn biên niên trên đây được đưa vào niên biểu 1979. 

2b. Chuyện Trại Thẳng Tiẽn 6, năm 1998 


Trưởng Nghiêm Văn Thạch viết về một vấn đề ở trại Thắng Tiến 6 như sau: 

“1998 ... Tr. Phạm Bá Thăng phố bĩẽn một lá thư đẽ ngày 05.10 có 9 người ký. Bôn vị không đứng trong hệ thõng HĐTƯ và phong trào trưởng niên HĐVN, gồm các ông Trương Dư A, Nguyễn Ngọc Ấn, Nguyễn Minh Mân, Phạm Vãn Thạch, Một ở Canada: a. Lã Mạnh Hùng — đà tự ghi danh đơn vị Montréal với HĐ Thẽ Tục, không dửng chung hội (Công giáo) với CN trong Tổng Hội HĐ Canada và không nhìn nhận thâm quyên của CN trưởng. 4 người còn lại là các Tr. Lê Phục Hưng (LĐtrưởng ở Toronto, Canada), Nguyên Mạnh Hà, Trân Như Hùng (úc), Phạm Bá Thăng (Hoa Kỳ). Lá thư buộc tội ở HĐTƯ (BTV) có tình trạng thiếu lành mạnh và dân chủ...’’ 

Hãy xét một phần nhỏ của đoạn trên: 

“ở Canada: a. Lã Mạnh Hùng - đã tự ghi danh đơn vị Montréal với HĐ Thể Tục, không đứng chung hội (Công giáo) với CN trong Tổng Hội HĐ Canada và không nhìn nhận thâm quyền của CN trưởng. ” 

Sau đây là những vấn đê cần phải làm rõ đối với câu viết có quá nhiều sai lầm vừa trầm trọng vừa âu trĩ nêu trên: 

* Canada không có Hướng đạo Thế Tục hay Hướng đạo Công giáo, và cũng không có Tổng Hội HĐ Canada, Hội Hướng đạo quốc gia tại Canada (Scouts Canada, SC), thuộc WOSM, nhận thành viên không phân biệt sắc tộc, giới tính, tôn giáo... 

• Người có trách nhiệm ghi danh sinh hoạt cho một Liên đoàn thuộc sc là Liên đoàn trưởng (Chủ tịch Hội đồng Liên đoàn). Năm 1980, Liên đoàn Việt Nam thành lập tại Montréal và ghi danh với sc. Năm 1998, Lã Mạnh Hùng không giữ trách nhiệm Liên đoàn trưởng Liên đoàn Việt Nam, vì thế không thể có chuyện "Lã Mạnh Hùng đã tự ghi danh đơn vị Montréal với HĐ Thế Tục” hay với bất kỳ một Hội Hướng đạo nào khác. 

• Chi nhánh Canada của tổ chức ICCVS (thường tự gọi là HĐTƯ HĐVN) là tập hợp của một số đơn vị Hướng đạo gốc Việt chính thức ghi danh sinh hoạt với Hội Hướng đạo Canada; tuy nhiên, trong “Chi nhánh Canada” có thế có một số người không ghi danh với sc. Cuối cùng, sc không có bộ phận nào gọi là “CN” hay “Chi nhánh”. 

• Năm 1998, Liên đoàn Việt Nam không phải là đơn vị của “Chi nhánh” trực thuộc tổ chức nhập nhằng ICCVS thì chuyện Liên đoàn và các thành viên nong Liên đoàn này nhìn nhận hay “không nhìn nhận thẩm quyền của CN trưởng” trở thành vô nghĩa. 

Chỉ trong một phân nhỏ của câu đẩu tố mà soạn giả bản “Tóm lược NVT” đã phạm quá nhiều lỗi về dừ kiện và luận lý. Điều này chứng minh kiến thức của soạn giả vê tố chức của Hướng đạo tại Canada rất mỏng vì không đủ khả năng hoặc lười biẽng truy cập, kiếm chứng thông tin. Vắn tẳt có thẽ nói kiến thức về khoa học lịch sử và khả năng viết sử của soạn giả có thể xếp vào hạng từ kém đến tồi. Câu chuyện 1998 là thời sự mà còn viết càn và xoa tròn bóp méo như thế được thì có thể nói soạn giả đúng là người “giết sử”. Đẽ biểt thêm chi tiết về chuyện ở Trại Thằng Tiến 6, năm 1998, có thể xem thêm trang VNScout 98 và bài “Viết sử hay “giết” sử?” 

2c. Vụ án Hội quán 18 Bùi Chu 


Trưởng Nghiêm Văn Thạch viết: 

“1975. Cũng như ở miên Bác năm 1954, HĐS chứng kiến sự lộ diện của các phần tử vc và một sõ cảm tình viên năm trong hội. Tại Saigon có các trưởng Phan Kim Phụng, Trần Văn Đước, Trân Hữu Khuê, Nguyễn Hữu Nhơn v.v. [...] 

Ngày 2 tháng 5 -1975, ủy ban quăn quản Sài Gòn đối tên là TP. Hồ Chí Minh, ký quyẽt định giải tán 2 Hội Nữ và Nam HĐVN, tịch thu tài sản. Sáng 3.5.1975, một sỗ vc từng đội lốtHĐ, dân đâu bởi Ỏ. Trịnh Long Việt (Nhà Bè), tới tiếp thu Hội quán đường Bùi Chu. uv Thường Trực Nguyễn Đức Phúc đòi xuất trình giãy chứng minh mới chịu bàn giao. Mãy ngày sau, dụng cụ khí mãnh lưu giữ tại hội quán thây bày bán la liệt ở chợ trời! Mục tiêu chính của đám tiẽp thu: sỗ tiên 40 triệu dõng trợ cãp đẽ xây dựng Trại Trường Vùng III vò tiên tồn quỷ Hội gửi chung chương mục, chúng không lăỵ ra được. ” 

Đoạn trên cho thấy trưởng Nghiêm Văn Thạch đem hoạt động chính trị của cá nhân vào sinh hoạt Hướng đạo, và tệ hơn nữa là có thái độ của người theo chù nghĩa McCarthy, nghĩa là ưa cáo buộc, chụp mũ, tấn công cá nhân không cân bằng cớ đổi với những người không cùng quan điểm, dù đó là quan điểm chính trị hay không chính trị. 

Hội Hướng đạo Việt Nam ở miền nam trước năm 1975, một Hội quốc gia thuộc WOSM, không có điều khoản nào trong Nội lệ hay Quy trình sinh hoạt nói về “cộng sản”. Dĩ nhiên, Hội không lên án hay chạy theo bất kỳ quan điểm chính trị nào của hội viên, mà có thể chỉ nhắc nhở hay kiểm soát trong quyền hạn của mình để sinh hoạt chính trị của hội viên không ảnh hưởng đến sinh hoạt giáo dục phi chính trị của Hội. 

Trường hợp có hướng đạo sinh hay trưởng là cộng sản thì trách nhiệm đó thuộc về luật pháp quốc gia và chính phủ đương quyền. Ví dụ, ông Trần Hữu Khuê năm 1965 bị bât đưa ra Tòa án Quân sự kết án 20 năm khố sai và 10 năm biệt xứ, đi tù Côn Đảo, đến 1974 được thả ra ở Lộc Ninh . Chính quyền VNCH bắt và thả ông Trần Hữu Khuê, vì ông là đảng viên cộng sản nằm vùng chứ không vì ông là trưởng Hướng đạo. Và Hội Hướng đạo chưa bao giờ xử án trưởng Khuê. 

Thứ đến, ngay trong một dữ kiện rất dễ kiểm tra về ngày và cơ quan đối tên Sài Gòn, trưởng Nghiêm Văn Thạch cũng mắc phải nhiều sai lầm sơ đẳng về học thuật và có thói quen viết càn, vô căn cứ. Sự thực là Quốc hội khóa VI (1976-1981) nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định ngày 2 tháng 7 năm 1976. 

Nhưng sự thiếu lương thiện lớn nhất, và cáo buộc, chụp mũ, tấn công cá nhân nghiêm trọng nhất của trưởng Nghiêm Văn Thạch nằm ở câu: 

Sáng 3.5.1975, một sổ vc từng đội lốt HĐ, dân đâu bởi Ô. 

Trịnh Long Việt (Nhà Bè), tới tiểp thu Hội quán đường Bùi Chu. 

“VC từng đội lốt HĐ” là một nhóm chữ mù mờ. Ngay cả những người mà trưởng Nghiêm Văn Thạch kể là “VC” như trưởng Trần Hữu Khuê thì cụm từ “VC từng đội lốt HĐ” cũng không thể áp dụng được vì trưởng Khuê sinh hoạt Hướng đạo (1939) trước khi là đảng viên đảng Cộng sản (1947) . 

(Xin mở ngoặc, Trưởng Trần Hữu Khuê có biệt danh “ông Cò Trảng Bom”, phụ trách nghiêm phép ở trại Họp bạn Quốc gia Phục Hưng năm 1959 . Trại Họp bạn này tổ chức cách Biên Hoà cả 30 cây số ở miền trung du, và đã diễn ra tốt đẹp không bị vc phá hoại như những trại họp bạn gần đây. Liệu nó có thế là một bài học khả dĩ áp dụng được cho những trại họp bạn trong tương lai chăng?) 

Kế đến, nếu thực sự “Ô. Trịnh Long Việt (Nhà Bè)” là “VC từng đội lốt HĐ” thì đây là vấn đề của chính phủ VNCH để cho Việt cộng ung dung sinh hoạt giữa Sài Gòn. 

Và “Nhà Bè” nghĩa là gì? Có lẽ trưởng Nghiêm Văn Thạch định gán “Ô. Trịnh Long Việt” với vụ Đạo Nhà Bè bị giải tán, theo kiêu gán ép “anh có tội vì anh có liên hệ với kẻ có tội” (guilty by association), thậm chí không cần biết “tội” đó như thế nào và có thật hay không. Nếu đúng như thế thì đó là hành động của kẻ hõ đồ hoặc ác độc. Đạo Nhà Bè giải tán năm 1955 vì những hoạt động chính trị, khi đó "Ô. Trịnh Long Việt” đang phục vụ trong quân đội Quõc gia Việt Nam rôi quân đội VNCH . Hơn nữa “Ô. Trịnh Long Việt” cũng chưa khi nào có liên hệ với Đạo Nhà Bè. Nếu dùng ngôn từ tõ cộng và chụp mũ của trưởng Nghiêm Văn Thạch thì phải gọi “Ô. Trịnh Long Việt” là “VC đội lốt quân nhân Quốc gia Việt Nam hay VNCH”, nếu thực sự “Ô. Trịnh Long Việt” đã là vc khi nhập ngũ. 

Đến đây cần nêu ra vài dừ kiện về trưởng Trịnh Long Việt đê bạn đọc dễ theo dõi. Trưởng Trịnh Long Việt sinh năm 1933, gia nhập và hoạt động Hướng đạo từ năm 1948 đến 1953. Sau đó trưởng nhập ngũ đến năm 1965 mới trở lại sinh hoạt với Hướng đạo Việt Nam cho đến năm 1975. Trong giai đoạn này trưởng Trịnh Long Việt là Phó Tổng thư ký của Hội Hướng đạo Việt Nam thời TTK Tôn Thất Dương Vân sau Đại hội đồng 1965, rồi trưởng phòng Liên lạc HĐ Phật giáo thay trưởng Đỗ Quý Toàn vừa nhận vai trò ủy viên Ngành Tráng. Trưởng Trịnh Long Việt còn là một trưởng Huẩn luyện (ALT) của Hội Hướng Đạo Việt Nam. Trách nhiệm sau cùng của trưởng Trịnh Long Việt là Châu trưởng Châu Gia Định (1973-1975). 



Một điều khá “phũ phàng” là chính soạn giả Nghiêm Văn Thạch và trưởng Mai Liệu, một trong những trưởng đã “duyệt và bố túc” cáo trạng tố cộng này, là hai huân luyện viên trong khoá Huy hiệu Rừng Tùng Nguyên 6, ngành Tráng, năm 1970 ở Long Thành mà trưởng Trịnh Long Việt là một khoá sinh, cùng với các trưởng Phạm Văn Thiết (Phó Tổng Uỷ viên, 1973-75), Nguyễn Đinh Thư (UV Liên lạc Quốc tẽ, 1973-75), Phạm Quang Chánh (trưởng ngành Tráng Đạo Đông Thành), Nguyễn Phùng Trân, V.V.. Năm 1972, trưởng Trịnh Long Việt tham dự Khoá Huấn luyện Quốc gia 2 (NTC2) ở Thủ Đức rồi năm sau đó nhận trách nhiệm Châu trưởng Châu Gia Định. Năm 1974, trưởng Trịnh Long Việt là Tiểu trại trưởng Tiểu trại Chi Lăng của Trại Họp Bạn Quốc Gia Tam Bình tại Thủ Đức. Mười năm sinh hoạt liên tục, trưởng Trịnh Long Việt nhận đủ mọi trách nhiệm từ việc thành lập và sinh hoạt với hai Tráng đoàn, đến điều hành trong Ban Quản trị của Hội, rồi lãnh đạo cấp Châu, và đã giao tiếp, là bạn của rất nhiều tên tuổi quen thuộc khác như Trần Trọng Lân, Đỗ Quý Toàn, Trần Trung Ru, Lê Mộng Ngọ, Vũ Thanh Thông, V.V.. 

Dài dòng như vậy để thấy rằng “nếu vc từng đội lốt HĐ” như “ông Trịnh Long Việt” mà đã sinh hoạt từ Đoàn lên đến cấp Trung ương, làm tốt những nhiệm vụ được giao phó thì Hướng Đạo Việt Nam cần nhiều trưởng Trịnh Long Việt. 

“Tiếp thu Hội quán đường Bùi Chu” 


Hội quán Hội Hướng Đạo Việt Nam ở sõ 18 đường Bùi Chu Sài Gòn là tài sản của Hội. 

Trước đó là một căn nhà xập xệ do nhiều trướng Hướng đạo Việt Nam chung tiền và vay mượn cùng quyên góp mạnh thường quân, đa số cũng là trưởng Hướng đạo, để mua lại của tư nhân rồi trùng tu thành căn nhà bõn tầng dùng làm Hội quán. Tầng trệt là nơi hội họp của bộ Tổng Uỷ viên. Lầu 1 cho thuê đê có kinh phí sinh hoạt. Người thuê dùng làm văn phòng dịch vụ sửa chừa máy lạnh và thang máy; tuy nhiên, phòng tiếp khách khang trang ở tâng này được người thuê để cho Hội dùng làm nơi tiếp khách khi cần. Chủ công ty dịch vụ ở lầu 1 là trưởng Trịnh Long Việt, Châu trưởng Châu Gia Định. Lầu 2 dùng làm kho chứa dụng cụ trại, lều cọc, mùng mền, nồi chảo, chén dĩa, v.v. và sách báo. Lầu 3, nơi để anh chị em Hướng đạo tạm trú khi cần, gồm 10 cái giường tầng bằng sắt và một phòng chứa sách Hướng đạo và tủ đựng màn, gối, ly tách, v.v.. 



Ngày 3 tháng 5, năm 1975 ai có mặt tại Hội quán Bùi Chu? Người có trách nhiệm cao nhất trong Hội Hướng Đạo Việt Nam có mặt ở Hội quán hôm đó là trưởng Tống Uỷ viên Trần Văn Lược. 

“...một người trung niên, mang súng ngăn bên hông, tay xách cặp đi vào, theo sau là 2 vệ sĩ cãm súng AK đi bảo vệ. Một lát sau Tr. Trần văn LƯỢC đưa người nõy lên lâu 1 vào phòng khách..." 

Tác giả đoạn văn trên là trưởng Trịnh Long Việt, hôm đó, với tư cách chủ nhân, đến văn phòng dịch vụ của mình để thu dọn và được “lệnh” phải thu dọn tài sản của công ty ra khỏi văn phòng trong 1 tuân lễ. Chỉ là sự tình cờ, trưởng Trịnh Long Việt là nhân chứng đoạn đầu của sự kiện bàn giao Hội quán Bùi Chu với người khách lạ. Người trung niên đó là ai, chính trưởng Trịnh Long Việt khi đó cũng không biết. 

Sau này trưởng Trịnh Long Việt mới biết người khách lạ đeo súng ngắn có vệ sĩ mang AK đi theo là “một cựu huynh trưởng HĐ: Trần hừu Khuê Đạo trưởng” Đạo Cửu Long. Ông Trần Hừu Khuê là một cán bộ cộng sản nằm vùng, bị xử tù (1965- 1974) vì hoạt động chổng chính phủ. Trưởng Trịnh Long Việt không biết bất cứ chi tiết nào về buối nói chuyện “bàn giao” giữa ông Trần Hữu Khuê và trưởng Trần Văn Lược ngày 3 tháng 5, 1975 tại Hội quán Bùi Chu. 

Trước khi sang Mỹ đoàn tụ với gia đình, sinh hoạt sau cùng tại Việt Nam của trưởng Trịnh Long Việt với anh em cựu Hướng đạo sau ngày 30 tháng 4, 1975 là tham gia Ban Vận động thành lập Hội Cựu hướng đạo sinh, dự một buổi họp nhưng không đạt được kết quả, và một buổi họp chia tay với các trưởng thuộc Châu Gia Định có sự tham dự của hai trưởng Trần Văn Lược và Trần Văn Hợp (Đạo Xuân Hoà). Năm 1992 trưởng Trịnh Long Việt sang Hoa Kỳ đoàn tụ gia đình, và năm 2007 trở về Việt Nam sống sau khi đã hưu trí. 

Trưởng Nghiêm Văn Thạch trong bài “tóm lược lịch sử HĐVN” đăng trong cuốn Hôi ký của trưởng Trần Văn Khắc phát hành năm 1985 viết như sau: 

“1975 ... ít ngày sau, một số phần tử nội tuyển tới “tiếp thu” trụ sở 18 đường Bùi Chu, trục xuất Tổng uỷ viên Trần Văn Lược.” 

So với sự thật đã xảy ra thì trưởng Nghiêm Văn Thạch quả là đã cường điệu, viết chuyện không có, không kiểm chứng. Sau này khi được hỏi về việc bàn giao Hội quán, trưởng Trần Văn Lược thường nói: 

“Ối dào, chi mấy hôm sau khi bàn giao xong thì những đồ đạc quý của HĐ được bày bán ở chợ trời, các lề đường. ”28 

Trưởng Trần Văn Lược cho biết trưởng có đầy đù biên bản cuộc “bàn giao” chính thức đó nhưng nay không còn giữ vì đã giao biên bản và những giấy tờ quan trọng của Hội cho một trưởng khác. Như vậy, trưởng Trần Văn Lược đã không hề bị trục xuất mà còn là người chính thức đại diện Hội Hướng đạo Việt Nam bàn giao cho đại diện của chính quyền mới. 

Về “đồ đạc quý” của Hội bị bầy bán ở chợ trời, có ý kiến cho rằng tài sản của Hội, ngoài giá trị tinh thần, chẵng có giá trị gì lắm so với những mất mát lớn lao khác. Đúng vậy, những vật dụng của Hội bị đem bán ở chợ trời không phải là “đồ quý giá” nhưng Hội có những tài sản khác quý hơn như những ho sơ của Hội, hiện nay do các trưởng khác giữ. Chúng là tài liệu của Hội Hướng đạo Việt Nam, hy vọng sẽ được công bố trong tương lai gần để làm sáng tỏ sự thật lịch sử, và trả về cho Hội Hướng đạo sau này, nếu có, như một di sản của Phong trào. Thứ hai, căn nhà 4 tầng số 18 đường Bùi Chu cũng như hiện kim của Hội trong trương mục đã bị tịch thu hay đã “bàn giao” cũng là tài sản lớn của Hội Hướng Đạo Việt Nam. Nhưng đây là vấn đề khác, giữa chính phủ và Hội Hướng đạo Việt Nam trong tương lai. 

Trở lại với biên chép của trưởng Nghiêm Văn Thạch về ngày 3 tháng 5, 1975. Trên danh sách thành viên và trách nhiệm trong nhiệm kỳ 1973-1975 của Hội Hướng đạo Việt Nam không có chức danh Uỷ viên Thường trực trong tất cả các Ban Chấp Hành, Bảo trợ, Tài kiểm, Bộ Tổng Ưỷ viên, Ban Quản trị và Huấn luyện như đã liệt kê trên giấy viết thư của Văn phòng Hội Hướng đạo Việt Nam. Trên giấy viết thư của văn phòng Hội Hướng đạo Việt Nam ghi Trưởng Nguyễn Đức Phúc (Hõ Tận Tâm) là Văn phòng trưởng cùa Hội. Và nếu trưởng có mặt trong lúc bàn giao thì thứ nhất, cũng không phải là người đại diện cho Hội, và có lẽ cũng chầng dại gì đòi những người đeo súng ngắn, súng dài “phải xuất trình giấy chứng minh”. Trưởng Nguyễn Đức Phúc thừa hiểu sức mạnh trên đầu súng là những chứng minh không cần phải hỏi như trưởng Nghiêm Văn Thạch đã ngồi ở Pháp viết một cách rất cường điệu.  




Trưởng Nghiêm Văn Thạch có lẽ bị chấn thương nặng vì chiến tranh và thù hận nên đã viết một cách hoang tưởng:  

“Mục tiêu chính của đám tiếp thu: sỗ tiên 40 triệu đồng trợ cấp để xây dựng Trại Trường Vùng III và tiền tồn quỹ Hội gửi chung chương mục, chúng không lấy ra được. ” 

Thứ nhất, không dẫn chứng nguồn tin, trưởng Nghiêm Vãn Thạch ngồi ở Lognes bên Pháp mà biết Hội có 40 triệu và tiền còn trong trương mục ở ngân hàng là điều khó tin được. Thứ hai, bên thắng cuộc đã lấy được cả miền nam thì chỉ có ảo tưởng mới cho rằng “chúng không lây ra được” số tiền trong trương mục của Hội Hướng đạo Việt Nam, nếu đó không phải là lý luận của người có vấn đê tâm thân. Trương mục cùa Hội Hướng đạo Việt Nam hân là phải nằm ở ngân hàng ở Việt Nam chứ không phải ở một trương mục nặc danh nào đó ở Thuỵ sĩ mà chính quyền mới không tịch thu hay “tiếp quản” được. Đó chỉ là một phần rất nhỏ của “chiến lợi phẩm” sau “đại thắng mùa Xuân” 1975. Ví dụ, ngay cả những tài sản, hồ sơ và trương mục của toà Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Paris, nơi trưởng Nghiêm Văn Thạch là một công chức trước ngày 30 tháng 4 (thời Đại sứ Nguyễn Duy Quang) cũng đã được bộ Ngoại giao Pháp giao lại cho Trưởng phái đoàn thường trực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Đại sứ Phạm Văn Ba, ngày 5 tháng 5,1975 . 

“Tiên trợ cấp” từ đâu mà có? Từ khi nào một Hội ngoài chính phủ, bẩt vụ lợi, phi chính trị như Hội Hướng đạo Việt Nam bắt đâu nhận trợ cấp? Một lân nữa, trưởng Nghiêm Văn Thạch lại viết vô bằng cớ, không dẫn chứng nguồn tin. 

Biên bản 


Theo chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam về việc tiếp quản, ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định thành lập ngày 10 tháng 4, 1975, và làm việc theo nguyên tắc ngành nào tiếp quản cơ sở ngành đó, cấp nào tiếp quản cấp đó . Sáng ngày 3 tháng 5, 1975, ủy ban này thông báo danh sách thành viên, chính thức ra mắt ngày 7 tháng 5 tại Dinh Độc lập và giải tán ngày 24 tháng 1, 1976 tại nhà hát lớn. 

Những ngày đầu tháng 5, 1975, ưu tiên của những người thắng cuộc không phải là cái Hội quán Hướng Đạo ở đường Bùi Chu. Họ bận bịu với những việc khấn thiết hơn như mệnh lệnh sổ 1 ngày 5 tháng 5 “về việc ra trình diện, đăng ký và nộp vũ khí của sĩ quan, binh lính, cảnh sát, và nhân viên ngụy quyền...” 

Biên bản của Hội Hướng Đạo Việt Nam còn lưu giừ cho thấy những cuộc tịch thu “tiếp quàn” tài sản của Hội tại số 18 đường Bùi Chu chỉ bắt đâu vào cuối tháng 5, 1975. 



Trước nhất theo hình chụp bản gổc một văn bản viết tay “Quyết định” của Hội Liên hiệp Thanh niên Học sinh Sinh viên Giải phóng (LHTNHSSVGP) Saigon Gia-Định. Nội dung quyết định này chiếu theo thông cáo của ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn Gia-Định gồm 

1. Tiếp quản, kiểm kê tài sản của Hội HĐVN tại hội quán Bùi Chu cũng như ở những nơi khác ở miền Nam Việt Nam. 

2. Đình chỉ mọi hoạt động của Hội HĐVN đến khi có lệnh mới. 

3. Cử “đồng chí Ng_ Nam Dân bí danh Tám Đông” quản lý trụ sở Bùi Chu. 

Quyết định viết tay này nằm bên trái của một tờ giấy nằm ngang, không có chữ ký, không ghi ngày. Riêng điềm sổ 2 của quyết định nêu trên nằm ngoài thẩm quyền của Hội LHTNHSSVGP khu Saigon Gia Định. 

Bên phải của tài liệu là một biên nhận viết tay, ký nhận 4 chi phiếu (đã ký trả cho Hội Hướng đạo Việt Nam và chưa đưa vào trương mục) tống cộng 265.000 đồng Việt Nam Cộng Hoà, mà Thủ quỳ Trần Văn Đường thuộc Ban Quản trị Hội Hướng đạo Việt Nam (1973-75) chưa ký quỹ? Người ký nhận chi phiếu là Tám Đông Nguyễn An Dân. Ngày ký nhận là 29 tháng 5, 1975. 

Những điếm nên lưu ý: Nét chữ của “quyết định” bên trái không giống nét chữ viết biên nhận 4 chi phiếu, và chữ viết với chữ ký của Tám Đông cũng không giống hai nét chữ nêu trên. Thứ hai, bản “Quyết định” giao trách nhiệm quản lý trụ sở đường Bùi Chu cho Tám Đông Nguyễn Nam Dân nhưng người ký nhận lại ký tên là Tám Đông Nguyễn An Dân. 

Biên bản ngáy 7 tháng 6,1975 


Thứ hai, biên bản 5 trang đánh máy, đề ngày 7 tháng 6 năm 1975, so 006/KĐH Công-Tư của Hội LHTNHSSVGP khu Saĩgon Gia-Định về tài sản vật dụng tại trụ sở Hội Hướng đạo Việt Nam đang sử dụng và tồn kho tại số 18 đường Bùi Chu. 



Biên bản nằm trang ghi chi tiết mọi vật dụng, sách vở, bàn tủ, lều cọc, chén dĩa, v.v. ở tầng trệt, lầu 2 và lầu 3. Biên bản này liệt kê ở trang 2, 22 tựa sách và 3 xấp tài liệu Hướng đạo lưu trữ ở lầu 3, tổng cộng hơn 33.000 cuổn sách Hướng đạo nhưng không có một cuốn sách hay tài liệu nào tựa đỄ là “Lịch sử Hướng đạo Việt Nam” hay “Lịch sử HĐVN”. Cuối biên bản ghi 

“Xong 16g30. Tuân tiếu đội 2 kiểm kê (ngày 07-06-1975) 

Ban Quản-trị Khối Đại-học Công-Tư xác nhận những vật- dụng trên đây đêu còn đây đủ và đang do Hội quản-lý, 

TL Hội LHTNHSSVGP Khu SGGĐ 

TM Ban Quán trị 

Trần Mạnh Hùng (không có chữ ký)” 





Biên bản ngày 26 tháng 6,1975 


Đây là biên bản viết tay của Hội LHTNHSSVGP Khu SGGĐ về việc nhà kho tại trụ sở Hội Hướng đạo Việt Nam bị mở cửa và xé giấy do Trãn Mạnh Hùng đã niêm phong và ký tên ngày 17 tháng 6.  



Biên bản này cho biết cửa nhà kho ở lầu 3 bị mở, giấy niêm phong bị xé và một sổ thực phẩm bị thất thoát. 

Dưới biên bản là 4 chữ ký, của Trần Mạnh Hùng (ghi ngày 26 tháng 6), nhân viên an ninh Thừa Vân (ghi lãm là ngày 26 tháng 5 và chưa sửa lại), “gác dan” Trần Bá Xa và nhân chứng Khôi. 

Thực phẩm bị lấy mất là 1 thùng sữa ông già và 2 thùng mì gói! 

Chỉ có thế mà có cả biên bản với 4 chữ ký. Sau ngày 30 tháng 4, 1975 cả miền nam mất... ăn, mất... ngủ và chẳng thấy có ai viết biên bản nào cả! 

Tại sao nhà kho của Hội Hướng đạo Việt Nam lúc đó lại có 660 gói mì khô, 86 hộp sữa đặc và nhiều chén dĩa, nồi niêu? Đó là kết quả cuộc quyên góp do Châu Gia Định tổ chức để giúp đồng bào nạn nhân chiến cuộc . Trớ trêu thay, Châu trưởng Châu Gia Định sau này lại bị đưa ra toà án nhân dân hải ngoại đấu tố, chụp mũ là “VC từng đội lốt HĐ”. 

Trong những biên bản, hồ sơ chính thức về vụ tịch thu/”tiếp quản” tài sản, vật dụng và hiện kim của Hội nêu trên không hề có tên trưởng Trịnh Long Việt. 

Trong hồ sơ đó cũng không hề có chữ ký của trưởng Trần Văn Lược. Đây là một hành động phản kháng, không công nhận việc “tiếp quản” hay bàn giao vì có thế trưởng Trần Văn Lược cho rằng tài sản của Hội Hướng đạo Việt Nam đang bị nhưng người nắm quyền lực chiếm đoạt.  


Những nhân vật chủ chốt trong cuộc tịch thu tài sản của Hội Hướng đạo Việt Nam tại số 18 đường Bùi Chu, Trần Mạnh Hùng và Tám Đông Nguyễn Nam Dân, là đoàn viên thi hành lệnh của Đoàn Thanh niên Cách mạng miền Nam3S khu Sài Gòn. Năm 1975 Tran Mạnh Hùng là sinh viên trường Cao đầng Công nghệ, Viện Đại Học Kỹ Thuật, thường được gọi là trường Kỹ Thuật Phú Thọ. Hiện nay, 2017, Trần Mạnh Hùng và Tám Đông Nguyễn Nam Dân, vẫn còn sống và đều không còn nhớ gì hoặc nhớ rãt ít về sự kiện Bùi Chu sau khi giao hồ sơ lại cho Thành đoàn (ĐTNCSHCM) . 

Kết luận 


Trong cuộc tìm hiếu vê “chính sử HĐVN” người viết đã đê cập đến những sai sót nhỏ trong cuốn Hồi ký của trưởng Trần Văn Khắc. Đó là những sai lầm dê xãy ra và có thể hiểu được. Ngược lại bài viết cùa trưởng Nghiêm Văn Thạch với nhiều sai ĩâm lớn về lịch sử và những cáo buộc độc ác, có thế giết người. Sau 1975 ở hải ngoại có nhiều người Việt bị hành hung, ám sát vì bị chụp mũ Việt Cộng. Chưa nói đến phạm trù đạo đức và lương tâm, ở xã hội dân chủ pháp trị, viết điều giả dối, vu khổng chụp mũ Việt cộng cho người khác là vi phạm tội phi báng, phải bồi thường danh dự với giá không nhỏ; điều này đã xẩy ra nhiều lần ở toà án Hoa Kỳ . 

Cuộc tìm hiếu sự thật lịch sử “vụ án Bùi Chu” cho người viết đi đến một số nhận định sau đây: 

1. Người có trách nhiệm chính thức và đầu tiên đế bạch hoá vấn đề bàn giao/“tiếp quản” Hội quán Hội Hướng Đạo Việt Nam ở số 18 đường Bùi Chu, Sài Gòn là trưởng Trần văn Lược, Tổng Uỷ viên nhiệm kỳ 1973¬1975 của Hội Hướng đạo Việt Nam. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ được đọc báo cáo của trưởng Trần Văn Lược về việc này (với nhiều chi tiết hơn chứ không chỉ là một câu “Ối dào!”) 

2. Với việc chánh án Nghiêm Văn Thạch kiêm Công tố viên trưởng và các đòng Công tổ viên Mai Liệu, Vĩnh Đào, Nguyễn Trung Thoại của tòa án nhân dân hải ngoại đã đấu tổ trưởng Trịnh Long Việt, người viết hy vọng những trưởng hiện còn sống sẽ công bố, một là, tất cả tài liệu chứng minh trưởng Trịnh Long Việt là “VC từng đội lốt HĐ” tiếp thu Hội quán Bùi Chu ngày 3 tháng 5, năm 1975, hoặc hai là, công khai nhận sai lầm và tạ lồi với trưởng Trịnh Long Việt. Người viết tin rằng tãt cả các phương tiện truyền thông của Hướng đạo người Việt khắp thế giới, kế cả trang Scout Abound - Chuyện Hướng đạo, sẽ đăng tải những văn thư, phản biện hay lời xỉn lỗi của quý trưởng. 

3. Đế trả lại công bằng cho lịch sử Hướng đạo Việt Nam, dù đã nhiều tuổi, mong quý trưởng cùng thế hệ, từng là bạn đông hành với trưởng Trịnh Long Việt cùng lên tiếng cho cả gia đình Hướng đạo Việt Nam biết rõ sự thật, nhất là những trưởng có mặt ở Việt Nam những ngày sau 30 tháng 4, 1975. 

Sau cùng người viết rất cảm ơn trưởng Sáo Dễ thương Phạm Văn Nhơn và đặc biệt là trưởng Gấu Đa Thiện Nguyễn Thái Hùng đã vất vả tìm giúp một số sử liệu để làm sáng tỏ vụ án Bùi Chu hay nói cách khác để gột sạch một vết nhơ trên trang sử sinh hoạt của Hướng đạo Việt Nam từ năm 2001 tới nay. 

Bài viết này chẩm dứt bằng câu nói của trưởng Sói Nhã Nhặn Trịnh Long Việt

“Tôi tự hào chưa làm gì có hại cho Phong trào. ” 

Montréal tháng 11, 2017. 

Một người hướng đạo sinh sau, một học trò của lịch sử, 
Công hay diễu.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẬP SAN VỮNG TIẾN SỐ 26