Sáo Dễ Thương
Đi lại khó khăn nhưng tôi mỗi khi có dịp là lần mò
tìm thăm những huynh trưởng và nhận ra rằng về già các huynh trưởng sống cô
đơn, hiu quạnh quá.
Tết năm Ngọ, tôi đến thăm anh Beo Hầm Hừ Nguyễn Hồng Phước, người mà tôi chỉ nghe tiếng chứ chưa gặp mặt. Nghe giới thiệu, anh ôm chầm lấy tôi, khóc tức tưởi, một cụ già 90 tuổi và 1 đàn em bát tuần đui mù đều rơi nước mắt tức tưởi, buồn thương. Một câu nói làm tôi rúng động:
- Gần nửa thế kỷ hôm nay mới có 1 HĐS đến thăm tôi.
Không biết HĐ bây giờ có còn không? Thỉnh thoảng anh Trĩ Ưa Hạp Nguyễn Sử
Khương có điện thăm hỏi thì mới hay Hướng Đạo ta vẫn còn, mừng hết sức. Tôi có
ghi ngày mất của các huynh trưởng nên ngày giỗ thường đến thắp nhang, buồn lắm,
chẳng ai ngó ngàng đến tôi. Tôi ngồi đó, lẻ loi và thầm mong có một anh chị em
HĐS nào đó cũng đến viếng, tiếc là không có ai cả. HĐ ta thương yêu nhau lắm mà
nay đã phôi pha. Bây giờ Sói con chỉ biết có Sói già, Tráng sinh chỉ biết Tráng
trưởng, thậm chí các huynh trưởng cũng chỉ biết các Trưởng liên đoàn, Trưởng
nào lìa rừng nằm hiu quanh dưới nấm mồ. Tình huynh đệ Hướng Đạo chỉ còn là gió
thoảng mây bay. Đó là lý do để tôi viết bài này để hy vọng níu kéo cái quý giá
nhất của phong trào, tình huynh đệ tỷ muội.
Chuyện quá lớn lao, khả năng tự có giới hạn nên chỉ nói một ít về Hướng Đạo Huế. Mong mỏi các anh em viết về địa phương mình để tìm lại dư âm của ngày tháng cũ để mai sau con cháu chúng ta biết ngày xưa chốn này cũng đã từng có sinh hoạt HĐ.
❖
Cung cách HĐS Xứ Huế
Huế nổi tiếng nên thơ, dân hiền cảnh đẹp nhưng thật
ra Huế là một thành phố hẹp nhưng dân HĐ thì đông lắm, có nhiều nhân tài góp
công sức và phát triển phong trào. Khiêm nhường lắm, tôi cũng có thể kể ra đây
những anh tài HĐ của đất Thần kinh:
a) Hội trưởng
Huế có các Hội trưởng sau đây:
1. Lâm Toại:
Năm 1952, Tr. Tôn Thất Dương Vân đắc cử Tổng Ủy Viên liền mời cụ Lâm Toại,
thanh tra giáo dục Trung Kỳ làm Hội trưởng. Năm 1953, trong kỳ trại họp bạn
ngành Tráng toàn quốc ở Đà Lạt, cụ Lâm Toại tuyên Lời Hứa, Tr. Dương Vân nhận Lời
Hứa. Cũng trong kỳ trại này, TUV Dương Vân Lên Đường dưới quyền chủ tọa của Tr.
Trần Điền.
2. Kỹ sư
Trần Văn Thân làm Hội trưởng trong thời kỳ Hướng Đạo bị o ép, nam thì phải vào
đoàn thanh niên Cộng Hòa, còn nữ Hướng Đạo thì phải vào phụ nữ liên đới. Ông
Thân không chịu và giữa năm 1958 thì triệu tập Đại hội đồng bất thường họp tại
Nha Trang. Bầu Tr. Nguyễn Thành Cung (Nai Ngơ Ngác) đang làm Tổng thư ký phủ Tổng
thống làm Hội trưởng và Tr. Phan Như Ngân (Hải Ly Gan Dạ) đương chức tỉnh trưởng
Phú Bổn làm TUV để ứng phó với thời cuộc. Điểm đáng quý là ông Thân đã cho hội
mượn ngôi biệt thự của ông ở đường Nguyễn Du (dường như số 97) làm Hội quán
trong một thời gian dài.
3. Sóc Già
Phan Thanh Hy là luật sư tòa thượng thẩm Sài Gòn. Ông là Hội trưởng thay thế
Tr. Nguyễn Thành Cung. Thời kỳ này các cơ quan ban ngành đều có cố vấn Mỹ,
riêng Hội HĐ thì
không. Dù rằng người Mỹ hứa viện trợ Ngân quỹ, lều
trại và 5 chiếc GMC để Hướng Đạo dùng. Đổi lại họ đặt văn phòng cố' vấn tại hội.
Tr. Hy đã cương quyết từ chối. Một điểm son cho Sóc Già.
b) Tổng Ủy Viên
1. Trâu
Siêng Năng Tôn Thất Dương Vân: Khác với chức vị Hội trưởng có thể mời vị thân
hào nhân sĩ có uy tín làm Hội trưởng còn TUV thì vai trò giống như Thủ tướng
nên phải chọn những huynh trưởng giỏi, già dặn kinh nghiệm đã từng kinh qua các
chức vị ngành Thiếu ngành Tráng. Ông lên làm TUV khi đất nước phải chia đôi,
cho dời trụ sở Hội ở 86 Hàng Trống vào số' 1 đường Bộ Tham, Thành Nội Huế (đó
là trụ sở của Nha xã hội Trung Phần mà trưởng Vân làm giám đốc, ông có công tái
lập phong trào, xây dựng Hội quán tại Huế, thâu nhận các HĐS từ miền Bắc vào,
trong đó có các trưởng về sau trở thành trụ cột của phong trào như các trưởng
DCC Vũ Thanh Thông, DCC Nguyễn Xuân Long, Trần Văn Lược, Trần Văn Thao, Võ Văn
Thơm, Trần Văn Hợp, Trần Trung Hợp, Trần Trung Phúc, Mai Liệu...
2. Gấu Hoạt
Động Nguyễn Duy Thu Lương: Tốt nghiệp kỹ sư tại Pháp, rành các ngoại ngữ Anh,
Pháp, thông thạo chữ Hán, La Tinh, giáo sư trường Đại học Bách Khoa, Viện đại học
Sài Gòn, Huế, Đà Lạt. Về Hướng Đạo là Đội trưởng nhất của Thiếu đoàn Hùng Vương
mà Thiếu trưởng là Tạ Quang Bửu. Khi Tr. Bửu làm TUV HĐ Trung Kỳ thì giao đoàn
lại cho Tr. Lương, trưởng Bửu xuống làm Thiếu phó. Khi trưởng Bửu làm Trại trưởng
Trại trường HĐ Đông Dương (Bạch Mã) thì Tr. Lương được cử làm phụ tá quản lý trại
trường dưới trướng cụ Bạch Văn Quế mới mất năm 2019 tại Huế, thọ 103 tuổi, tên
rừng của cụ Quế là Gấu Kiên Hùng, về sau Tr. Bửu đổi thành Gấu Kiên Nhẫn vì chữ
Hùng cũng có nghĩa là Gấu. Trước 1975 thì Tr. Lương đi làm bằng xe hơi có máy lạnh
nhưng sau 1975 thì trắng tay, đi xe đạp. Lìa rừng năm 2016 thọ 93 tuổi. Điều an
ủi lớn lao là tứ đại môn phái, các lão trưởng xa gần đều có đến phúng viếng và
tiễn đưa Tr. Lương đến nơi an nghỉ cuối cùng.
3. Gà Hùng
Biện Trần Điền: Đạo trưởng Thanh Hóa, khi làm Tri huyện ở đây thì lập ra Hướng
Đạo toàn là viên chức dưới quyền như Chánh tổng, Lý trưởng, Hương chức, Kiểm
nã... Mặc quốc phục áo the thâm, trước ngực có đeo bài ngà, đầu búi tóc củ
hành, đi giày hạ. Quả là không giống ai, nhưng 1 thời vang danh ở xứ Thanh. Khi
làm Tỉnh trưởng Tỉnh Quảng Trị theo Đại Việt lập chiến khu Ba Lòng, chống Thủ
tướng Ngô Đình Diệm. Khi chiến khu Ba Lòng bị vây hãm rồi bị thất thủ, toàn bộ
chỉ huy bị bắt đưa ra tòa, trưởng Điền bị kết án 8 năm tù nhưng nhờ có Bảo quốc
Huân Chương nên được tại ngoại, đi dạy Pháp văn ở trường Pellerin và Hán văn ở
Viện Hán học Huế, năm 1963 ra ứng cử vào Thượng nghị viện trong Liên danh
"Nông Công Binh" do Trung tướng Trần Văn Đôn thụ ủy, đắc cử vẻ vang,
ông trở thành Thượng nghị sĩ nổi tiếng với tài hùng biện của mình. Một hôm nọ,
tình cờ gặp tôi đi ngược chiều, trên đường Tự Do, cụ Gà chặn tôi lại, xòe bàn
tay 5 ngón và nói "Thua 5 phiếu tức thật". Tôi không hiểu gì cả, thừ
người, ngơ ngác đứng giữa đường. Cụ Gà đi một đoạn, ngoái người lại, thấy tôi
ngơ ngác liền quay về phía tôi giải thích: "Sáng nay Thượng viện họp bầu
Quốc trưởng, ta chỉ thua ông Phan Khắc Sửu 5 phiếu. Tiếc quá!". Nói xong
ông lạnh lùng bỏ đi, quả tình tôi cũng tiếc vì chỉ cần 5 phiếu nữa là HĐ đã có
một huynh trưởng làm Quốc trưởng.
Về HĐ cụ Gà là một huynh trưởng kỳ cựu ở miền Trung,
từng qua các chức vị Tráng trưởng, Ủy viên ngành Tráng, UV huấn luyện. Năm 1953,
ông làm Trại trưởng Trại họp bạn toàn quốc tại Đà Lạt. Kỳ công là ông đã làm Lễ
Lên Đường cho TUV Tôn Thất Dương Vân và Lễ Tuyên Hứa cho cụ Lâm Toại, Hội trưởng.
Là vị TUV quả quyết, độc lập. Một chính khách lão luyện, tương lai đầy hứa hẹn
sáng chói thì bất ngờ mùa xuân 1968, ông lìa rừng, mang theo mộng ôm bá đồ
vương và Họp bạn HĐ Châu Á Thái Bình Dương tại Biển Hồ vùng Cao Nguyên.
c) Trại trưởng Trại Trường
Tính từ năm 1939 đến 1975, có 4 vị trại trưởng mà Xứ
Huế chiếm đến 3, đó là DCC Tạ Quang Bửu, nguyên Thiếu trưởng đoàn Hùng Vương,
TUV Trung Kỳ.
Vị Trại trưởng thứ 2 là Vịt Bể Cung Giũ Nguyên (tức
là Hồng Giũ Nguyên), nguyên gốc người Tàu, trú cư tại làng Minh Hương, Bao
Vinh, học ở trường Khải Định, Thiếu phó Thiếu đoàn Prince Cảnh (Hoàng tử Cảnh, con
cả của Vua Gia Long). Tráng trưởng Tráng đoàn Ngô Quyền, Nha Trang, Châu trưởng
Châu Hải Nam, Trại trưởng Trại trường Quốc Gia.
Vị trại trưởng thứ 3 là Ong Lắm Mật Lê Mộng Ngọ: Thiếu trưởng Thiếu đoàn Trần Quốc Toản thuộc đạo Thừa Thiên, UV ngành Thiếu Đạo Thừa Thiên, Trại trưởng Trại trường Việt Nam, trình độ học vấn tuy không bằng các vị trại trưởng khác nhưng lại được mọi người kính trọng và quý mến bởi tính cách trung dung, vô tư, đặt quyền lợi của phong trào trên hết, mẫn cán, từ tốn, không thấy ông nói xấu, phê bình, đả kích ai. Ngoài đời ông là Trung úy giải ngũ, làm giáo sư trung học Hàm Nghi ở Huế, rồi chuyển sang làm Tổng giám thị trường Nguyễn Tri Phương. Tính mẫu mực nghiêm túc của Ong Lắm Mật đã được Bộ giáo dục tin cẩn chuyển ông vào làm Tổng giám thị trường Hồ Ngọc Cẩn tại Sài Gòn, ngôi trường nổi tiếng có nhiều học sinh ngỗ nghịch. Nề nếp đã trở lại ở ngôi trường này và cụ Ong đã được tặng thưởng giáo dục bội tinh. Sau 1975, ông châm cứu phước thiện cho mọi người, mở lớp chỉ châm gia truyền truyền thụ cho nhiều đệ tử trong đó có các trưởng Nguyễn Duy Thu Lương, Tôn Thất Sam, Trần Thị Hóa, Phạm Văn Nhơn, Lâm Quang Minh... hằng ngày ông châm cứu từ thiện tại tư gia ở đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận. Sau sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình.
Vị trại trưởng cuối cùng là Sói Trầm Lặng Mai Ngọc
Liệu, người miền Bắc, được coi là lý thuyết gia HĐ. Anh em gọi ông là "ông
già ống vố" vì ông hay ngậm ống vố dù mưa hay nắng, nóng hay lạnh. Cụ Sói
lìa rừng tại Hoa Kỳ năm 2018, thọ 102 tuổi.
Như vậy tính đến tháng 4 năm 1975, HĐVN đã có 4 Trại
trưởng mà xứ Huế chiếm 3 người. Tất cả nay đã về chầu cụ BP. Thật là vong ân bội
nghĩa nếu không nhắc đến vị Trại trưởng đầu tiên đó là Raymond Schlemer, tên rừng
là Nga Nam Tào (trưởng Nguyễn Thúc Toản dịch), ông là DCC, thủ lãnh thủy đoàn
HĐ Pháp, là Thủy sư, Đô đốc (tướng Hải quân 5 sao) hồi hưu, được HĐ Pháp cử
sang Đông Dương để nghiên cứu thành lập hệ thống huấn luyện HĐ 5 xứ Đông Dương.
Sau khi đi 1 vòng 3 nước Việt - Miên - Lào, ông đến kinh thành Huế và yết kiến
hoàng đế Bảo Đại trên du thuyền Nam Phương (Nam Phương là hoàng hậu của vua Bảo
Đại). Ông xin vua điều khiển du thuyền từ bến Thương Bạc, ngược đường lên chùa
Linh Mụ, Nam Hòa để thăm lăng Gia Long rồi xuôi thuyền về Phú Văn Lâu. DCC Raymond
Schlemer điều khiển ngự thuyền nhịp nhàng trên sóng nước, ra vào bến cảng,
hoàng đế rất đẹp ý và ban đặc ân cho dự yến, nhân cơ hội này Raymond Schlemer
tâu xin vua cấp cho đất để mở Trại huấn luyện cho các huynh trưởng của năm xứ
Đông Dương. Hoàng đế chuẩn tấu và truyền cho quan thượng thư bộ Công cấp cho đất
ở Bạch Mã sơn, lại sai ngân khố xuất cho 3000 đồng để HĐ làm quỹ xây dựng. Miên
hoàng cũng tặng 2000 đồng. Thật tốt lành!.
Trại khởi công đầu năm 1936, xây theo mẫu trại trường ở Pháp. Năm 1937, khi mở khoá huấn luyện đầu tiên dành cho ngành Thiếu DCC Raymond Schlemer làm Trại trưởng, Ngựa Núi Hồng làm quản lý, các trưởng August Bernard (Lợn Lòi Già), Niedrist (Dê Sa Mạc), Andre Consigni, Robert Tifignon,... các trưởng trụ cột của HĐ Đông Dương sau này đều có dự trại này như Hoàng Đạo Thuý, Tạ Quang Bửu, Võ Thanh Minh, Trần Văn Khắc, Huỳnh Văn Diệp, Nguyễn Thúc Toản, Lê Văn Ngoạn, Vương Trọng Tôn, Vương Khả Tế, Hoet, Tou-Sao, Tep In của Miên,... Trại xây dựng thật quy mô có con suối chảy vắt ngang, Minh nghĩa đường đồ sộ, nhà cứu thương, nhà kho, nhà quản lý, nhà nguyện. Rải rác đó đây là các ngôi biệt thự của các quan lại người Pháp và Nam Triều, các thương gia giàu có cũng xây nhà nghỉ mát, gia đình trưởng Ái Huy cũng có biệt thự nghỉ mát ở đây. Năm 2000, một số huynh trưởng và tráng sinh ở Huế đã kéo nhau về Bạch Mã để tìm dấu tích xưa. Tay dao tay rựa, cùng nhau phát quang suốt 1 ngày chỉ tìm thấy mấy trụ đá của Minh Nghĩa Đường nằm trơ gan cùng tuế nguyệt còn tất cả đã thành cát bụi. Rõ là:
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương"
(Trích thơ Bà Huyện Thanh Quan trong Thăng Long Hoài
Cổ)
Năm 1940 DCC Raymond Schlemer về Pháp và giao chức
Trại trưởng lại cho Tr. Tạ Quang Bửu.
d) Các trưởng 4 gỗ
Trước 1975, HĐVN có 18 huynh trưởng mang bốn gỗ, trong 18 vị này có 3 người không sinh hoạt, đó là Tr. Tạ Quang Bửu (tham gia Cách Mạng rồi về làm Bộ trưởng ở miền Bắc), Tr. Cung Giũ Nguyên lui về ẩn dật ở Nha Trang và Tr. Nguyễn Thúc Tuân ra Bắc sau Mậu Thân, làm việc tại bộ Ngoại giao. Sau đây là các trưởng 4 gỗ xuất thân từ Huế:
1. DCC Tạ
Quang Bửu - từng làm Đoàn trưởng Đoàn Hùng Vương, Tổng Uỷ Viên HĐ Trung Kỳ, du
học ở Pháp, Anh Quốc, là Bộ trưởng bộ Quốc Phòng, Hiệu trưởng đầu tiên của Đại
học Bách Khoa Hà Nội, Bộ trưởng bộ Đại học, mất ở Hà Nội.
2. Vịt Bể
Cung Giũ Nguyên - gốc là họ Hồng ở bên Tàu vì loạn Hồng Tú Toàn mà tổ tiên của
cụ Nguyên qua trú ở làng Minh Hương ở Bao Vinh (Huế), đổi họ là Cung. Thuở nhỏ
cụ sinh hoạt ở đoàn Prince - Cảnh thuộc đạo Thần Kinh, tham gia Trại huấn luyện
ngành Tráng ở Bạch Mã năm 1938. Năm 1944, khi trưởng Bửu tham gia Cách Mạng thì
trưởng Nguyên tạm quyền Trại trưởng, sau về làm Tráng trưởng Ngô Quyền ở Nha
Trang, Châu trưởng Châu Hải Nam. Năm 1957 sang Anh Quốc học và nhận 4 gỗ của
ngành Tráng và Thiếu, làm Trại trưởng Trại trường Quốc Gia từ 1958. Được xem là
người thông thái biết nhiều ngoại ngữ, nhất là tiếng Pháp. Được TT Ngô Đình Diệm
cho xung vào phái đoàn của miền Nam tham dự hội nghị Geneve ở Thuỵ Sĩ năm 1954.
Nhiệm vụ của ông là xem bản hiệp định có gì lắt léo. Thời đệ nhị cộng hoà ông
cũng được ưu ái cho làm hiệu trưởng đệ nhị cấp (cấp 3) mà không đòi hỏi bằng cử
nhân theo như quy định. Sau 1975 ông được làm giáo sư Đại học Nha Trang. Đã mất
năm 2009, thọ 100 tuổi.
3. Cò Yêu
Đời Tôn Thất Đông - Đạo trưởng Thừa Thiên, Châu trưởng Châu Hải Trung, UV ngành
Thiếu bộ TUV, Phó Tổng ủy viên, Trưởng miền HL1. Được xem là người kiến thiết
thượng tầng HĐVN. Tánh khí cương trực đượm vẻ thanh cao, cao ngạo của hoàng gia
(Xin xem bài Cung cách của cụ Cò, đăng trong số này).
4. Trần Tiễn
Huyến - 4 gỗ của ngành Kha, có viết cuốn sách về ngành Kha. Là trưởng 4 gỗ thầm
lặng, không một chức vị gì. Sau 1975 sang định cư ở Mỹ, có về Việt Nam mở phòng
mạch (thẩm mỹ) ở Sài Gòn, được mấy năm thì lại về Mỹ. Một kỷ niệm đáng nhớ là
trong kỳ trại Quốc gia Kha đầu tiên ở Tùng Nguyên, đêm thám du ở rừng sâu, khi
lửa trại bùng cháy thì đạn ở đâu bắn tới tấp, anh Võ Hồng bị một viên đạn ghim
vào mông, anh Ngựa Ngơ Ngác Nguyễn Tất Ngọ, ổng vào núp ở gốc cây to và đánh S.O.S
cầu cứu BS Trần Tiễn Huyến đến giúp gắp viên đạn ra. Sau một đêm ngủ chập chờn,
sáng hôm sau xe của trại lên chở anh em về một đồn điền cà phê thay vì vào khảo
sát sâu trong rừng.
5. Hươu Thẳng
Thắn Phan Mạnh Lương - Thiếu trưởng Đinh Bộ Lĩnh Đạo Thừa Thiên, Châu trưởng
Châu Trường Sơn Thượng, Trưởng miền HL II. Sau 1975, học tập cải tạo rồi đi tù,
sang định cư ở Hoa Kỳ nhưng vẫn hướng về Hà Nội, viết sách ca tụng miền Bắc
XHCN, nổi tiếng là cuốn "Bài học không thể nào quên". Nhiều lần về,
thăm Huế và Sài Gòn, đột nhiên xuống tóc quy y ở một chùa tại Mỹ với đạo hiệu
Thích Kiến Giải.
6. Mèo Ưu
Rình Lê Gia Mô - Sinh hoạt từ nhỏ tại Huế, sau vào Sài Gòn rồi lên Tây Nguyên,
UV ngành Kha, đời thứ 2. Sau 1975, là khi HĐ tan đàn rẽ nghé thì DCC Lê Gia Mô
vẫn ra sức giữ vững ngành Kha.
7. Ong Lắm Mật Lê Mộng Ngọ - Thiếu trưởng Thiếu đoàn Trần Quốc Toản, đạo Thừa Thiên, UV ngành Thiếu đạo Thừa Thiên, cầm đầu 2 Thiếu đoàn HĐVN sang dự Trại họp bạn thế giới ở Makiling - Phi Luật Tân năm 1959. Trại trưởng quốc gia (đời thứ 3). Sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình. Một hành động cao thượng của trưởng Ngọ được mọi người ca ngợi, tóm tắt như sau: Đã 1 giờ sáng rồi mà chưa bầu xong vì cả 2 lần bầu số phiếu đều ngang nhau giữa 2 DCC Lê Mộng Ngọ và Mai Liệu. Để chấm dứt tình trạng chia rẽ khó giải quyết này Tr. Ngọ đã bỏ phiếu cho Tr. Liệu, thế là Tr. Liệu được 6 phiếu, Tr. Ngọ 4 phiếu. Nhiều DCC đã không cầm được nước mắt.
8. Báo Vui
Lê Văn Ngoạn - Sói Già Bầy Đỗ Hữu Vị (Huế), Đạo trưởng Thừa Thiên, UV ngành Sói
thuộc bộ Tổng UV nhiều nhiệm kỳ. Là một trong tứ trụ triều đình ngành Sói, cụ
an lòng ra đi vì đã có 2 người con trai nối dõi nghiệp là Lê Thanh Cảnh và Lê
Thanh Viên.
9. Sư Tử Đảm
Đương Tôn Thất Sam - sáng lập và làm Thiếu trưởng Trần Quốc Toản Đạo Thừa
Thiên, Phó đạo trưởng Đạo Cửu Long, thuộc Châu Gia Định, Châu trưởng Trường Sơn
Hạ, người dịch và viết nhiều sách Hướng Đạo nhất. Đây là gia đình có ngũ đại đồng
đương. Hiện Sư Tử Đảm Đương ẩn cư ở xứ lạnh Đà Lạt, thỉnh thoảng lên Tùng
Nguyên, bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, bùi ngùi than thở:
"Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ"
(Thơ Nguyễn Đình Liên)
10. Akela Leader Sơn Ca Ngoài Trời Nguyễn Thúc Tuân - Đây là trưởng 4 gỗ đẩu tiên của ngành Sói Việt Nam. Trưởng coi nhiều bầy Sói ở Huế, đứng đầu trong "tứ đại thiên vương ngành Sói (Tuân - Ngoạn - Lược - Hòa). Trong HĐ thì thong dong nhưng ngoài đời thì muôn vàn đắng cay, ăn cơm tù của cả hai chế độ, lên voi xuống chó như trò đùa, hoạt động nội thành, tết Mậu Thân được điều lên núi. Vào ngày mùng 4 Tết làm thư ký cho Chủ tịch Ủy ban lâm thời thành phố Huế, sau đó ra Bắc cùng lượt với bà Tuần Chi, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, ra Bắc làm ở Bộ Ngoại Giao, được đi tham quan vài nước thuộc phe XHCN. Sau 1975 làm giám đốc Sở Thanh Niên - Thể Dục - Thể Thao Bình - Trị - Thiên, đại biểu quốc hội rồi ra tòa lãnh 18 năm tù. Ở tù 10 năm thì được về. Kêu oan khắp nơi được tòa xóa án nhưng vẫn ấm ức và mang nỗi buồn này qua bên kia thế giới, năm 2018, Sơn Ca bay về trời, đại thọ 106 tuổi. Điều đáng mừng là trong tang lễ, các cấp chính quyền tại địa phương đều phúng viếng trang trọng, riêng về HĐ thì đã cùng gia đình tổ chức tang lễ hết sức trang trọng. Âu cũng là niềm an ủi cuối cùng của một Sói già suốt đời tận tụy với phong trào và dù là niên trưởng của HĐ vẫn ngây thơ như một Sói con.
Báo Vui Loan Văn Nghệ - thường dí dỏm: "Ngành
Sói có thằng to đầu". Lê Văn Ngoạn nhờ có thời gian làm Đạo trưởng Thừa
Thiên tiếp lại làm thư ký riêng cho bà cả Lễ (chị ông Ngô Đình Cẩn), tiếp xúc
nhiều quan chức chính quyền nên khôn lõi, cha Hòa làm Hạt trưởng trông coi nhiều
xứ đạo nên rành đời, Trần Văn Lược làm TUV tiếp xúc nhiều quan chức cộng với
cái lém cố hữu nên vững vàng chuyện đời và chuyện chính trị còn lão Tuân, tuy
là đứa có học lực cao nhất trong đám (tốt nghiệp trường thông ngôn Pháp, cử
nhân Anh văn, chuyên dạy học nên thơ ngây đáo để, lại nhẹ dạ cả tin nên ở tù
dài dài, lãng xẹt.
Trên đây là 10 trưởng 4 gỗ của xứ Huế, 8 vị còn lại
là của các tỉnh thành khác.
❖
Các tiền nhân khai sơn phá thạch
Những huynh trưởng 1 thời vang bóng nhớ đâu ghi đó
không theo một thứ tự nào cả, thiếu sót nhiều, mong anh chị em bổ sung.
* Dã Mã Võ Thành Minh, đoàn trưởng đoàn Bình Dân ở Gia Hội Huế năm 1934, TUV HĐ đầu tiên của Trung Kỳ), Tổng thư ký Liên Hội HĐ Đông Dương (FIAS), chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Le Chef, âm thầm ra đi mùa Xuân 1968, Chồn Fennec Thiếu trưởng Hùng Vương, TUV HĐ Trung Kỳ (1937, Trại trưởng trại trường Đông Dương, sau khi nhận 4 gỗ Thiếu và Tráng ở Giwell). Năm 1944, tham gia chính trường, dứt khoát không lưu luyến đến phong trào HĐS nữa..
* Báo
Nghiêm Chỉnh Nguyễn Thúc Toản: Tráng trưởng Bạch Đằng Huế, UV ngành Tráng, UV
Liên Lạc Quốc Tế, UV Huấn Luyện. Dịch giả cuốn Đường thành công. Là huynh trưởng
nghiêm túc bậc nhất.
* Cò Yêu
Đời Tôn Thất Đông - Lập HĐ Tam Quan Bồng Sơn. Đạo trưởng Thừa Thiên, Châu trưởng
Hải Trung, DCC Trưởng miền HL1, phó Tổng Ủy Viên. Được xem là người kiến thiết
thượng tầng của Hội.
* Vịt Bể
Cung Giũ Nguyên - Trại trưởng Trại trường, được xem là Bắc đẩu võ lâm về HL. Mất
năm 2009 tại Nha Trang, thọ 101 tuổi.
* Sư Tử
Tinh Khôn Nguyễn Văn Hai - Đoàn trưởng Đoàn Lê Lai ở Huế thời tiền chiến, sau
theo đường công danh làm Giám đốc Nha Học Chánh Trung phần, Khoa trưởng Đại học
Khoa học, Phó viện trưởng Đại học Huế. Sau sang định cư ở nước ngoài và lìa rừng
năm 2019.
* Én Xã
Hội Tráng Cử - Đoàn trưởng Đoàn Gia Long ở Huế, bất ngờ ngưng sinh hoạt và thổ
lộ: HĐ cấm chuyện đa thê mà mình thì có đủ 3 bà Bắc, Trung, Nam với một trung đội
con cái nên phải tự động rút lui, không để cho họ đuổi, mất mặt!
* Bạch
Nga Phan Tây - Đạo trưởng, tham gia kháng chiến rất sớm, mất ở chiến trường Tây
Bắc.
* Hùm
Xám Đặng Văn Việt, cháu gọi cụ Hổ Sứt bằng cậu, Tráng sinh Lam Sơn, là Trung
đoàn trưởng Trung đoàn Cao Bắc Lạng, đánh đâu thắng đó, quân Pháp khiếp sợ gọi
là Hùm Xám, Trung Quốc gọi là "đệ tứ quốc lộ đại vương", trên 100 tuổi
rồi vẫn còn khỏe mạnh. Năm 2019 có tìm đến thăm tôi, thỉnh thoảng có ra sân Tao
Đàn thăm anh em.
* Báo Từ
Tốn Nguyễn Hòe, Đạo trưởng Thừa Thiên, Châu trưởng Quảng Thừa. Câu nói vui của
anh em Huế, nếu ngày Chúa nhật có hỏa hoạn thì nhà Tr. Hòe cháy sạch vì các con
cháu đều đi sinh hoạt HĐ.
* Mã
Hoàng Gia Lê Thanh Các - Thiếu trưởng Đinh Bộ Lĩnh, chủ nhà sách Lê Thanh Tuân,
đi trại bằng xe hơi, anh em cự nự, anh phải tập một thời gian mới đi xe đạp được.
Lìa rừng năm 2018 tại quận 1, Sài Gòn.
* Báo
Vui Lê Văn Ngoạn - 1 trong 18 huynh trưởng 4 gỗ của HĐVN, UV ngành Ấu. Xin xem
bài "Cụ Báo Vui chưa có tên rừng" ở GVMD)
* Mèo Ưa
Rình Lê Gia Mô - DCC Kha, UV ngành Kha, bộ TUV, sau 1975 cố công vực dậy ngành
Kha.
* Sư Tử
Từ Bi Hoàng Tường - Thiếu trưởng Đinh Bộ Lĩnh, Đạo trưởng Thuận Hóa.
* Gà
Hùng Biện Trần Điền - Đạo trưởng Thanh Hóa. Lúc làm tri huyện, ông bắt các viên
chức dưới quyền tham gia HĐ với y phục lạ lùng: quần dài trắng, áo the thâm,
trước ngực trái đeo thẻ ngà, răng nhuộm đen, tóc búi củ hành. Khi lớn lên làm
TUV, cương quyết thành lập ngành Kha, dự tính mở Trại họp bạn Á Châu Thái Bình
Dương tại vùng Biển Hồ ở Cao Nguyên. Rất không may, ông bất ngờ lìa rừng, mùa
xuân 1968 tại Huế. Tiếc thay!
* Beo Kiên Chí Tôn Thất Chỉ - Tráng trưởng Chi Lăng, Đạo trưởng Vạn Niên, nổi tiếng kiên trì là đi dự trại Tùng Nguyên bằng xe Lambrette của anh, đi từ Huế lên Tùng Nguyên, mãn trại về Sài Gòn rong chơi đôi bữa rồi một mình một ngựa sắt về lại Huế. Chiến sự lúc đó tràn lan, mặc kệ anh vẫn hiên ngang rong ruỗi đường trường. Sự việc này khiến anh em ngờ ngợ. Điều chắc chắn anh là HĐS cứu quốc mà sau 1975, anh mới thú nhận với cụ Cò Yêu Đời.
* Gà Vui
Tươi Trần Như Hảo - Toán trưởng đoàn Chi Lăng, thủ quân đội bóng Cảnh sát Quốc
gia Thừa Thiên, sau về làm quản lý sân Thống Nhất ở Sài Gòn . Công tác Hướng Đạo
giao cho anh thật dễ thương, là đồn trưởng cảnh sát Hiển Nhơn ở ngay trước hội
quán Lửa Hồng, anh có bổn phận trông chừng hội quán. Thỉnh thoảng anh rủ Voi Điềm
Đạm Đinh Xáng - Trưởng ty Thanh Niên và Trâu Ngô Gia Bu -Trưởng ty Điền địa ở cạnh
nhau) sang quét dọn hội quán. Chuyện vui: đêm nọ, trời oi bức, nhà tôi thấp lè
tè, lợp tole nóng qua, tôi đến hội quán ngủ cho mát, mở quạt trần chạy vù vù, vừa
ngả lưng thì nghe tiếng còi ré lên, 2 cảnh sát viên bắt tôi về đồn, chỉ cách đó
10m. Thấy tôi, anh Hạo cười bảo: "Đêm hôm em đến làm gì?" Nghe tôi
trình bày, anh cười xòa, pha cho tôi ly cà phê đá, rồi đưa tôi về.
* Trăn
Hiền Nguyễn Xuân Đê, Đạo trưởng Thừa Thiên. Khi làm Trưởng Ty Điền Địa Thừa
Thiên đã tìm cách cấp cho hội thửa đất mặt tiền Hùng Vương để xây rạp Lửa Hồng
2.
❖
Cố Vấn Giáo Hạnh
Tính đến nay chỉ có 2 thầy cố vấn giáo hạnh cho anh
chị em HĐS có tín ngưỡng tâm linh là Phật giáo, thứ nhất là thượng tọa Thiền Định,
thứ hai là Đại Đức Thích Châu Toàn. Thuở nhỏ, thầy Châu Toàn tu ở chùa Trúc Lâm
(Huế), hoàn cảnh côi cút thật bi đát vì gia đình ở cả bên kia vỹ tuyến 17. Sau
thầy vào Sài Gòn, lập chùa Trúc Lâm ở Gò Vấp. Thầy Châu Toàn cùng với thầy Nhất
Hạnh lập ra "Thanh niên phụng sự xã hội", đại bản doanh đặt tại chùa
Pháp Vân.
Thời kỳ Đại Đức Châu Toàn làm cố vấn giáo hạnh có lập văn phòng điều hành Phật sự hẳn hoi với nhiều huynh trưởng hữu danh như Lê Mộng Ngọ, Phan Kim Phụng, Nguyễn Thúc Toản, Nguyễn Trực, Lưu Thị Diệu Minh, Tôn Thất Dương Vân, Lê Cảnh Đạm, Xuất bản tờ Trăng tròn, phổ biến giáo hạnh cho anh chị em. Rất nhiều lần Thầy lên Trại trường Tùng Nguyên. Hình ảnh một Đại đức làm kỵ mã cỡi trên lưng là một con chiến mã trong trò chơi Mã phi. Đây là hình ảnh do nhiếp ảnh gia Lưu Hồng Phúc của HĐ bấm máy đã được huy chương vàng của hội nhiếp ảnh gia Sài Gòn do cụ Võ An Ninh làm chủ khảo (gà nhà bênh nhau vì cụ Võ An Ninh là nhiếp ảnh gia danh tiếng bậc nhất và cũng là huynh trưởng kỳ cựu đã lập đoàn Lê Lợi tại Sở thể dục thể thao Hà Nội năm 1930).
Các cụ Trần Văn Khắc, Võ An Ninh, giáo sư Tạ Văn Giục, bác sĩ Trần Đức Lai (còn 1 người mà tôi không nhớ tên) đã vào xin với kỹ sư Nguyễn Lễ (giám đốc) để xin lập đoàn thanh niên lấy tên là Đồng Tử Ban, gọi người tham gia là đồng tử quân, mời ông Nguyễn Lễ làm Hội trưởng. Đến năm 1934, trong lễ ra mắt Bầy Sói đầu tiên lấy tên là Trứng Rồng thì cụ Hoàng Đạo Thúy đổi "Đồng Tử Ban" thành Hướng Đạo Đoàn, Đồng Tử Quân thành Hướng Đạo Sinh.
Khi Đại đức Châu Toàn viên tịch thì cố vấn giáo hạnh cũng không còn cho tới tận bây giờ. Ngày nay may thay có bóng dáng 1 sư thầy HĐ nữa là Hòa Thượng Thích Minh Tâm (tên rừng là Hổ Hoan Hỉ, sáng lập và trụ trì Phật Ân Tự ở Đồng Nai). Hòa thượng Minh Tâm với LM Tiến Lộc là bạn tâm giao đã từng "thương nhau đổi áo cho nhau". Cha mặc áo sư, sư mặc áo cha là hình ảnh hòa hợp tuyệt vời nhất trong HĐVN hiện nay.
Thật tình mà nói ngày nay vẫn còn có nhiều linh mục và sư huynh tham gia sinh hoạt HĐ, dễ hiểu vì khi họ cởi bỏ giáo phục thì tha hồ chơi đùa nhưng các sư dù có trút bỏ áo cà sa thì cũng khó múa may, chạy nhảy vì còn cái đầu, hơn nữa Phật giáo chuộng "tĩnh" mà HĐ thì lại "động", có một lần tôi về Phật Ân tự xin Hòa thượng mở lớp cố' vấn giáo hạnh để giúp HĐS tinh tấn theo con nhà Phật.
Thầy bảo: "Tôi cũng hằng nghĩ đến việc đó, khốn nổi các thầy bây giờ, từ 50 tuổi đổ lại không biết HĐ là gì, đối với họ HĐ là cái gì xa lạ". Khó quá, một vị chân tu đạo cao đức trọng, có lòng với phong trào mà bó tay thì quả là vô vọng chuyện "cố' vấn giáo hạnh". Than ôi!
Khối Ban Điều Hành cũng quan tâm vấn đề này nên có cử
một trưởng lớn làm Ủy viên tôn giáo lo chuyện tín ngưỡng tâm linh nhưng chẳng
thấy động tĩnh gì cả. Đây chắc cũng chỉ là hình thức chia ghế mà thôi
❖
Tuyên úy Công giáo
Tuyên úy của anh em Hướng Đạo Công Giáo có từ rất sớm,
năm 1937 đã có trại dành cho các tu sĩ Công Giáo ở 5 xứ Đông Dương về tham dự.
Khóa sinh có 11 người, gồm có các Cha, sư huynh ở Lào - Nam - Bắc - Trung kỳ về
tham dự.
Cha Georges Lefas là vị tuyên úy đầu tiên, có Bằng rừng,
dạy tại trường Thiên Hựu, Bình Linh, đại học Văn Khoa, Huế.
Vị Tuyên Úy người Việt đầu tiên là Linh Mục Bồ Câu Rừng Gan Dạ Nguyễn Văn Thích. Cha Thích xuất thân là công tử con cụ Thượng thư Nguyễn Văn Mai, theo Phật giáo, cậu công tử Nguyễn Văn Thích phải hết sức khó khăn mới vào được chủng viện, Cha Thích làm Tuyên úy một thời gian dài, HĐCG được lên ngôi, Cha nhiều lần đến Tùng Nguyên dự Trại trường cùng với Cố' vấn Giáo Hạnh Bồ Câu Đạo Hạnh Đại đức Thích Châu Toàn. Những buổi lễ trọng của HĐ tổ chức tại Hội quán thường thấy Cha Thích ngồi dùng cơm chay với Thầy Châu Toàn. Cha Thích, dân Huế thường gọi thân ái như thế, ông cao gầy, thường đi bộ, liêu xiêu trên đường, có ai đó ái ngại, ghé xe vào xin chở, ông khoát tay, nói: "Không hề chi". Ông sáng tác nhiều ca khúc mà HĐ thường dùng như: Đèo cao - Dô ta, Cái nhà là nhà của ta.
Năm 1959, ông cùng phái đoàn Thiếu sinh VN tham dự Trại họp bạn HĐTG tại Makiling (Phillipine), bài hát Đèo cao dô ta được toàn trại tán thưởng, hễ thấy bóng dáng anh em HĐVN thì học "dô ta, dô ta Việt Nam", phái đoàn Việt Nam gồm 58 người (Huế có 10 đội trưởng tham dự), có 2 trưởng là Thiếu trưởng Lê Mộng Ngọ của Đoàn Trần Quốc Toản và Thiếu trưởng Phan Mạnh Lương của Thiếu đoàn Đinh Bộ Lĩnh. Các trưởng trong phái đoàn dự trại ở Phillipine như Đỗ Văn Ninh, Nghiêm Văn Thạch, Bác sĩ Âu Nhật Chương, Phan Kim Phụng,... đều đã ra người thiên cổ.
Ở Huế ngoài Cha Nguyễn Văn Thích còn có hai vị Linh
mục là HĐS danh tiếng lừng lẫy như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người mời các
huynh trưởng và Tráng sinh đến trường Thành Nhân mỗi tối thứ Năm để nghe nói về
Đường thành công của cụ BP; tên rừng của ngài là Phượng Hoàng Từ Ái. Một vị
Linh mục khác nữa là Linh mục Trần Văn Dụ, ngài là Linh mục nhưng lại chơi với
LĐ Bạch Đằng do Tr. Lê Văn Cương làm LĐT. Người được Cha thương nhất là Sáo Trầm
Tĩnh Hồ Hiếu, coi như đích tôn. Hồ Hiếu hoạt động Cách Mạng trong mặt trận dân
tộc GPMNVN, bị bắt đày ra Côn Đảo, nghe nói cha Dụ gõ cửa khắp nơi để xin thả Hồ
Hiếu, hư thật thế nào không rõ, xin anh Sáo Trầm Tĩnh hót lên một tiếng xem
nào.
Xin kể mấy chuyện vui về cha Dụ: Đêm động rừng đặt tên cho Cha tại trường Thiên Hựu, Chúa Sơn Lâm là Trâu Cần Đoàn Mộng Ngô, một dân rừng nói: "Ông này mà Cha gì? Thấy gái đẹp thì liếc ngang liếc dọc". Cha trả lời: "Anh này nói lạ, Chúa ban cho ta đôi mắt để nhìn vậy thì thấy gái đẹp thì cứ nhìn thẳng, mắc mớ gì phải liếc ngang, liếc dọc". Một dân rừng khác nói: "Tôi quẳng ông xuống hồ sen này, ông nghĩ sao?" Cha nói: "HĐ giúp ích mọi người, bất cứ lúc nào. Nay mùa đông lạnh lẽo mà các anh quẳng tôi xuống hồ, nhất định tôi sẽ bị cảm lạnh, giúp ích như rứa hay sao?" Thấy không thể đấu lý với dân rừng này, anh em bèn thử thách thông thường như nhảy qua đống lửa, làm tiếng gà gáy, chim kêu vượn hú. Cuối cùng hội đồng rừng đặt tên cho Cha là Ong Xây Dựng vì Ong siêng mặc áo Cha khi đi gió thổi tà áo phất phơ trong gió giống cánh con ong xòe ra, đi đâu Cha cũng xây mới nhà thờ nên gọi là Ong Xây Dựng, bẵng đi một thời gian, sau thấy có trưởng viết sách nói ông là "Ong Siêng Năng". Khuyết điểm: Là khi đặt tên rừng không có lập biên bản, đành chịu thôi.
Sau 1975, Cha vào sống ở Sài Gòn làm phó
Tổng Tuyên Úy HĐCG, ở tại nhà thờ Đồng Tiến, đường Nguyễn Tri Phương. Trưởng Bạch
Đằng có anh Mã Văn Dũng và Hoàng Kim Châu ở nước ngoài, mỗi khi về Sài Gòn đều
có tiệc khoản đãi anh em, Cha Dụ thường đến dự và Sáo Dễ Thương đôi lần cũng đến
ăn ké. Mãn tiệc thường được tặng quà, khi thì cây bút, lúc thì hoa huệ ruồi. Bữa
nào anh em kéo nhau ra xa mỗi người được tặng mấy viên Viagra, thấy anh em nhận
quà bỏ ngay vào túi, cười đùa vui vẻ, cha Dụ nói: "Quà gì thế, cho ta với
chứ!". Sơn Miêu Bửu Mai tánh quỷ liền đưa cho Cha mấy viên. Cha giãy nãy,
khoát tay liên tục và nói "Đồ yêu tinh quỷ sứ!".
❖
Các trưởng xứ Huế ở tuổi bát tuần
Sống rải rác đó đây ở thành phố Huế có 9 vị :
1. Tr. Beo
Điềm Tĩnh Hồ Bá Lăng, nay đã 90 tuổi, nguyên là huynh trưởng của Bạch Đằng, sau
1975 là một trong 3 trưởng được giao trọng trách điều hành, HĐ tại Thừa Thiên
lúc đó đã tan đàn rẽ nghé, bàng hoàng ngơ ngác trước hoàn cảnh biến chuyển mau
lẹ của thời cuộc. Cụ Beo nguyên là thanh tra học chánh, tánh tình từ tốn,
nghiêm túc, hiểu chuyện đời nhiều nên được anh em tín nhiệm tham khảo ý kiến,
là thành viên cốt cán của GVMD, điều lý thú mà tui tìm thấy ở cụ Beo là ông
thông rõ về nhân vật và sự kiện của kinh thành Huế, nói không ngoa thì ông Beo
là cuốn từ điển sống của cố đô Huế.
2. Sói Đắn
Đo Trần Văn Hồng, Tr. Hồng là người đứng mũi chịu sào, lãnh đủ mọi búa rìu của
Thiên Lôi, vô tư mặc kệ, Sói vẫn xông pha lo cho sự sống còn của HĐ Thừa Thiên
Huế với ý nghĩ con có khóc mẹ mới cho bú, cụ Sói vững vàng dìu dắt anh em vững
tiến. Trước năm 1975, trưởng Hồng là Giáo sư tại trường Quốc học Huế, một ngôi
trường danh tiếng bậc nhất ở miền Trung nhưng sau năm 1975 thì trưởng trở thành
chủ nhân chiếc xe đạp ôm (xin xem thêm ở phần giai thoại). Bây giờ đã xấp xỉ cửu
tuần, nhiều lần xin từ nhiệm việc huấn luyện (trưởng đảm nhiệm LT Thiếu) nhưng
dường như chưa được chấp thuận nên kiếp tằm già vẫn phải tiếp tục nhả tơ.
3. Ngựa
Khiêm Nhường Võ Văn Long: Tr. Long có công sáng lập và điều hành LĐ Kim Sơn, là
một huynh trưởng giỏi đã từng tham dự khóa Quốc gia Kha đầu tiên của HĐVN, khóa
Bằng rừng UV Liên Đoàn Trưởng tại Tùng Nguyên, Đà Lạt và Vịnh Vân Phong, Nha
Trang. Trước 1975 là giáo chức mẫn cán, hòa ái với mọi người, bây giờ chủ nhân
của "An Lạc Viên" ở ngoại ô, TP. Huế, an bần lạc đạo với nhà vườn bốn
mùa cây trái xum xuê cùng người vợ đảm đang, hiền thục.
4. Gấu
Kiên Tâm Phạm Hữu Hiệp: Tráng sinh, huynh trưởng LĐ Bạch Đằng, hiện sinh hoạt tự
do, có tham dự Khóa ALT ở Mai Thôn, anh là bào đệ của Đà Điểu Điều Độ Phạm Biểu
Tâm, trước 1975, anh Gấu là giáo sư trường Quốc Học và trường Sư Phạm trung cấp
ở Huế do cụ Hươu Hiền Lành Tôn Thất Lôi làm hiệu trưởng. Hiện bây giờ sống an
nhàn ở Thành Nội bên chị Tiểu Mai xinh xắn,... đây là nguồn thơ dạt dào của bác
Gấu. Bác Gấu tánh tình hiền hòa, gặp nhau là tay bắt mặt mừng, chuyện trò vui vẻ,
rất được anh em xa gần mến mộ.
5. Cò Tinh
Khiết Vĩnh Tôn: Trước 1975 sinh hoạt ở Lâm Đồng, có thời gian làm Phó Đạo trưởng.
Sau 1975 về sinh sống ở Huế, lập LĐ Giữ Vững. Sáo Dễ Thương phong anh Tôn làm
giám đốc "công ty đo thời gian" vì anh mở một tủ nhỏ bên vệ đường Ngô
Quyền để sửa đồng hồ cho học sinh, sinh viên. Ngày kiếm ít tiền đủ tiêu, miễn
phí cho các tu sĩ và HĐS. Tủ nhỏ chật hẹp nhưng là nơi thường xuyên gặp mặt của
anh chị em, nghèo xác xơ nhưng lại rất hiếu khách, ai đến anh cũng mời uống cà
phê, nước ngọt. Anh em ở xa về thì mời dùng bánh khoái ở một tiệm gần đấy. Giờ
đã bát thập ngũ niên, sức khỏe kém nên về ẩn cư tại Phú Cam sống đời đạm bạc.
6. Gấu Tự
Trọng Nguyễn Yến: cựu Thiếu sinh Trần Quốc Toản, sau đó làm Bầy trưởng Trần Quốc
Toản, sau 1975 sinh hoạt ở Bầy Quảng Tế cho đến giờ. Có bằng Cử nhân Văn Khoa
nên anh em gọi là cụ Cử, dạy ở trường Đồng Khánh.
7. Lạc Đà
Cần Mẫn Nguyễn Trọng Bính: huynh trưởng trước 1975 của Trường Sơn, sau 1975 có
công tái lập LĐ Trường Sơn, đã trao đơn vị cho anh Lê Khuyến Dũng rồi lui về an
nghỉ.
8. Hoàng Yến
Đằm Thắm Hà Thị Đào (Em) trước 1975 là Bầy trưởng mãi đến gần 80, mới nhập Rừng
và Lên Đường, là phu nhân của cụ Gấu Ham Mồi Phan Văn Thọ, hiện chị đang sống ở
Gia Hội (Huế).
9. Nai Từ
Tốn Tôn Thất Bình - Nguyên đội trưởng nhất của Trần Quốc Toản, năm 1959 tham dự
Trại họp bạn ở Makiling, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Mai An Tiêm. Giáo Sư Đại học
Văn Khoa Huế.
❖
Các trưởng Huế lưu lạc đó đây (80 tuổi trở lên)
Ở Sài Gòn có các trưởng:
Báo Điềm Đạm Lê Bá Ngữ, huynh trưởng của Thiếu đoàn
Đinh Bộ Lĩnh, Liên đạo trưởng LĐ Thừa Thiên. Sau 1975, vào sống ở Sài Gòn. Nếp
sống mẫu mực, và từ ái được anh em HĐS Huế kính mến.
Thiên Nga Chững Chạc Vĩnh Công: huynh trưởng hữu tài của Bạch Đằng, Huế. Giáo sư Anh văn tại trường kỹ thuật (Huế), sau 1975 vào Sài Gòn làm giảng viên anh ngữ tại Đại học Sư Phạm, viết nhiều sách, đặc biệt là đã xuất bản 30 tập thơ tình song ngữ, số tiền thu được từ việc bán sách đều làm việc thiện, được giải thưởng văn học. Cụ Thiên Nga dịch thơ mà mượt mà, mỹ lệ hơn cả sáng tác. Tất cả các tập thơ bán được đều cúng dường Phật sự. Mệ Công còn dịch tài liệu quý đăng nhiều kỳ trên Thiệp Hoa..., rất hữu ích cho học sinh, sinh viên, mở rộng tầm hiểu biết. Năm 2009, bất ngờ hiền thê của mệ qua đời, chị vốn là hoa khôi của Đồng Khánh năm xưa nên khi qua đời, anh rất đau buồn, hụt hẩng đến nổi đôi chân thành bất khiển dụng. Nay chỉ quanh quẩn trong nhà bằng xe lăn.
Hà Mã Từ Tâm Trần Bá Thùy: Trước 1960 làm Bầy trưởng
Trần Quốc Toản. Hiện nay là niên trưởng của Tráng niên Trần Quốc Toản đang sống
tại Sài Gòn. Sống từ tâm nhân ái bên cạnh người vợ nổi tiếng là nữ sĩ Công Tằng
Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của cụ Ưng Bình Thúc Dạ Thị.
Hổ Dũng Mãnh Tôn Thất Tý: Nguyên Tráng sinh Bạch Đằng,
Huế, sau 1954, tập kết ra Bắc, làm việc ở Tổng cục địa chất. Sau 1975 vào sống ở
Sài Gòn, trước thường có đến hướng dẫn cho các em về địa chất la bàn, sống
trong rừng, nay đã xấp xỉ 90, sức khỏe kém, không đến với anh em được nữa
Phạm Văn Bá: Trước là Akela bầy La Vang Huế, bây giờ
đang sinh sống tại Sài Gòn. Tuổi đời trên dưới 90.
Sáo Dưỡng Thê Phạm Văn Nhơn: Thiếu sinh, Tráng sinh, Thiếu trưởng rồi Liên đoàn trưởng Trần Quốc Toản thuộc Đạo Thừa Thiên. Hiện đang sống ở Sài Gòn, chủ trương Hướng Đạo Nhất Gia nên sum họp được với người của "Tứ Đại Môn Phái". Tiếc thay, đứa phá thối có ô dù che nên ra nhiều chiêu thức quái dị nên việc thống nhất HĐVN xem ra vô vọng. Việc HĐ ở nước ta được sinh hoạt chính thức, xem chừng là chuyện mò kim đáy biển, mặc dù một số' huynh trưởng đã bỏ bao nhiêu công sức, tiền bạc của họ cho HĐ. Kết quả thật khả quan: đã được văn phòng HĐTG chính thức công nhận. Với số thự tự hội viên số 170. Vậy là tốt rồi.
Ở Sài Gòn, ngoài các cụ trên 80 tuổi, còn có các trưởng
ngấp nghé bát tuần đã có công xây dựng phong trào như:
Ái Huy (Hươu Hăng): Sói Con, Thiếu sinh Chi Lăng.
Trước 1975, sinh hoạt tại Cần Thơ, sau 1975 về Sài Gòn lập LĐ Hoa Lư, sinh hoạt
tại Công Viên Gia Định. Một trong những người có công vực dậy phong trào ở Sài
Gòn ở Sài Gòn, nhận 3 gỗ làm thư ký về huấn luyện, thư ký hội đồng LT, không chịu
nổi sự o ép nên rời khỏi chức vị này, tách ra lập và làm Châu trưởng Châu Truyền
Thống.
Chèo Bẻo Thẳng Thắn Hoàng Xuân Diên: Nguyên gốc Đinh
Bộ Lĩnh (Huế), tốt nghiệp Sư phạm Đại học Toán, vào dạy ở Bình Thuận và sinh hoạt
ở đấy với chức Phó đạo trưởng Bình Thuận. Về Sài Gòn, anh lãnh đạo Tráng huynh
LĐ Cờ Lau. Thành viên tích cực của khối GVMD, hiện sống an nhàn ở quận 7.
Beo Khiêm Tốn Lê Ngọc Bưu: Nguyên sinh sinh hoạt ở
LĐ Nguyễn Trường Tộ, Huế, dạy học ở cao nguyên và sinh hoạt ở Đạo Gia Lai của
trưởng Tôn Thất Hy. Sau về Sài Gòn sinh hoạt ở nhiều đơn vị và bây giờ trông
coi LĐ Tây Sơn, đã từng là ALT, Ủy viên Tu Thư, viết nhiều sách nói về cội nguồn
của HĐVN được nhiều việc để quảng bá phong trào, chủ biên tập san Trưởng, Bạn
Đường. Đặc biệt Tr. Bưu đã dày công sưu tầm tài liệu để viết nhiều sách có giá
trị làm nền móng sử liệu của HĐVN.
Ở Vĩnh Long:
Sơn Miêu Vui Tính Phan Gia Anh: Trước 1975 là Đạo trưởng Đạo Vạn Xuân ở Huế. Sau 1975 vào làm việc ở Vĩnh Long. Sinh hoạt trong nhóm Tráng huynh Bạch Đằng ở Sài Gòn, làm Đạo phó Đạo Văn Lang, nay đã gác kiếm quy ẩn.
Ở Rạch Giá:
Phan Tấn Vang, nguyên Tráng trưởng Tráng đoàn Trường
Sơn thập niên 1960. Sau vào dạy học ở Rạch Giá và hiện cư ngụ tại đây.
Ở Đồng Nai:
Ngựa Trịnh Trọng Nguyễn Văn Sửu, nguyên là huynh trưởng
Nguyễn Trường Tộ ở Huế, lên Đà Lạt làm thư ký riêng cho LM Nguyễn Văn Lập, Viện
trưởng Đại học Đà Lạt, sinh hoạt với Đạo Lâm Viên. Thành viên của GVMD, hiện là
chủ nhân khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng ở Đồng Nai, nơi chốn thân thương của
các HĐS. Anh em ai đến đây cũng đều được anh và gia đình tiếp đón niềm nở,
trong tình huynh đệ. Hiện Ngựa Trịnh Trọng đang bị bệnh tim nặng và tuổi đã quá
cao nên không ra sân sinh hoạt nữa.
Ở Bà Rịa - Vũng Tàu:
Ngựa Hăng Đặng Thanh Long, huynh trưởng LĐ Nguyễn
Trường Tộ, Huế. Vào Vũng Tàu, công tác và sinh hoạt HĐ tại đây, đảm nhận chức vị
Đạo trưởng Đạo Vũng Tàu từ năm 1970 đến nay. Trực tánh, có công gìn giữ Hướng Đạo
Vũng Tàu hơn nửa thế kỷ.
Sơn Miêu Chu Đáo Bửu Mai: Mệ này xa xưa ở Bạch Đằng,
sinh hoạt dạng tài tử tại gia... chứ không cầm đơn vị, là thành viên GVMD. Nay
đã ngoài bát tuần vẫn còn hồn nhiên.
Ở Nha Trang:
Chồn Từ Tốn Phan Thanh Thiệu: Thành viên GVMD, năm
nay đã 85 tuổi, sức khỏe kém, đi lại trong nhà bằng xe lăn.
Ở Đà Nẵng:
Voi Cần Mẫn Nguyễn Viết Thiếp: Năm nay đã 94 tuổi, từng
giữ chức Đạo trưởng từ năm 1992 đến năm 2000, là thời kỳ khó khăn nhất của HĐ
miền Trung.
Ở Đà Lạt:
Gấu Tận Tâm Lê Phỉ: Quản lý trại trường Tùng Nguyên,
Đạo trưởng Lâm Viên, bây giờ đã ngoài 90 tuổi vẫn đảm nhận trọng trách Đạo trưởng.
Tánh tình bốc đồng, cực kỳ gia trưởng nhưng tận tụy với công việc.
Ngựa Vui Tính Nguyễn Đức Du, ngày trước ở Huế tên là
Dụ nhưng sau này thấy trùng tên với LM Dụ, cùng sinh hoạt ở Bạch Đằng nên đổi
là Du (anh Du thổ lộ như vậy). Có thời gian lập một Tráng đoàn ở Lâm Đồng lấy
tên là Vạn Hạnh gồm các Đại đức và cư sĩ do biến thiên thời cuộc năm 1977 nên
ai về chùa nấy, viên mãn trong hư vô, mô phật!. Trưởng Ngựa Vui Tính hiện đang
thong dong gặm cỏ ở núi đồi Đà Lạt, đã cửu tuần đại khánh mà còn rất tráng kiện.
Ngựa Đằm Thắm Nguyễn Xuân Tăng: Thầy giáo chính hiệu,
sinh hoạt HĐ ở Thừa Thiên, Quảng Trị, có thời gian làm việc tại Đại học Khoa học
Huế, sau lên dạy học ở Đà Lạt. Thành viên tích cực của khối GVMD, nhiều năm làm
Phó đạo trưởng Lâm Viên, giờ đã ở tuổi 85, sức khỏe kém nên lui về an nghỉ
trong cảnh đầm ấm của gia đình.
Người thứ tư đang cư ngụ tại xứ lạnh là một huynh
trưởng cực kỳ giỏi về huấn luyện, mang 4 gỗ trước 1975, Châu trưởng Trường Sơn
Hạ, Sư Tử Đảm Đương Tôn Thất Sam, nay đã 84 tuổi, ẩn cư ở xứ lạnh, vui sống với
tính cách của một lương y lành nghề, thỉnh thoảng xuống núi truyền thụ vài bí
kíp về HĐ cho đàn em, có thể nói Sư Tử Đảm Đương là một trong các trưởng huấn
luyện giỏi nhất hiện nay.
❖
Các trưởng đã lìa rừng
Gấu Ham Mồi Phan Văn Thọ: Trước 1975, Akela Trần Quốc
Toản, sau 1975 Bầy trưởng Quảng Tế giỏi nhạc nên còn có tên rừng là Gấu Nhạc
Sĩ. 80 tuổi còn chơi với Bầy, quả là Gấu Ham Mồi.
Hồ Tấn Quyền: Tráng đoàn Bạch Đằng Huế, Hải quân Đại
tá, Tư lệnh Hải quân QLVNCH thời Đệ Nhất Cộng Hòa, bị hại trong cuộc đảo chánh
Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963.
Đại tá Lê Quang Tung, huynh trưởng LĐ Nguyễn Trường
Tộ (Huế), tư lệnh lực lượng đặc biệt thời Đệ Nhất Công Hòa, bị sát hại tại Bộ Tổng
Tham Mưu vì không chịu theo phe đảo chánh, lật đổ Tổng Thống Diệm do Dương Văn
Minh cầm đầu.
Ngựa Hay Diễu Nguyễn Văn Mão, sinh hoạt ở Thiếu đoàn
Đinh Bộ Lĩnh, Thừa Thiên, tính hài hước ưa diễu cợt. Về già sống khổ ở Bến Ngự,
lập một quán cafe cực nhỏ và bán vé số bên vỉa hè để sống qua ngày.
Vượn Tận Tâm Quỳnh Hòe: Trưởng nam của cụ Dương Vân,
Tổng ủy viên từ năm 1952 đến 1958, Vượn Tận Tâm là một huynh trưởng giỏi của LĐ
Mai An Tiêm ở Huế, kỹ sư từng làm việc với Tr. Thu Lương ở mỏ vàng Nông Sơn.
Ông lập LĐ Hưng Đạo Vương sau đổi thành Trần Hưng Đạo, hợp cùng LĐ Trương Định
của anh Ngô Văn Phương thành Đạo Phong Châu, cụ Vượn làm Phó Đạo Trưởng cho Trưởng
Ngô Văn Phương. Anh em ghi nhớ mãi hình ảnh của Tr. Quỳnh Hòe, giày cao cổ, quần
short dài đến gối, mũ rộng vành, râu ria rậm rạp, hình ảnh giống cụ BP, anh em
gọi là BP Việt Nam.
Nguyễn Hữu Thứ: Từng sinh hoạt trong toán Sông Lô của Tráng đoàn Lam Sơn, Hà Nội cùng thời với các cụ Phan Thanh Hy, Nguyễn Thành Cung, có thời gian làm Hiệu trưởng trường Khải Định (Quốc Học Huế), Biện lý tòa án Huế, chánh án tòa Sơ ThẩmNha Trang, chủ tịch hội Hồng Thập Tự Nha Trang, định cư ở Mỹ, có viết mấy bài về HĐ đăng ở báo Bạch Mã.
Vũ Văn Dần: Tráng sinh Bạch Đằng, Trung tá Cảnh sát
Quốc Gia, là một xạ thủ, quán quân môn bắn súng ru lô. Anh Vũ Văn Dần và chị
Thân Trọng Thị Hường có 2 người con là cu Bò và Ti Ti, cả 2 đều là HĐS, bây giờ
chắc có lẽ ở lứa tuổi 70, đang sống đâu đó ở Mỹ hay Pháp.
Chồn Đèn Hay Diễu Ngô Ganh: Sói già Mai An Tiêm,
giám đốc đài phát thanh Huế, tác giả nhiều bài hát cho các đơn vị làm Đội ca,
Đoàn ca như Trần Quốc Toản, Đinh Bộ Lĩnh, có những trò ảo thuật nho nhỏ mà Sói
và Thiếu rất thích.
Ngô Văn Giảng: Thiếu sinh đoàn Triệu Tổ, nhạc sĩ tài
danh bậc nhất về hòa âm cổ kim hòa điệu, dạy nhạc ở các trường sư phạm, trường
Hàm Nghi. Giám đốc trường âm nhạc kịch nghệ tại Đại nội Huế. Sáng tác những trường
ca lịch sử dành cho các Tráng đoàn trình diễn hoạt cảnh như Đêm Mê Linh, Nam
quan hận khúc, Trưng Nữ Vương hoạt cảnh dòng sông Hát được giải thưởng của bà
Ngô Đình Nhu và bản ngũ tấu khúc được giải thưởng của Tổng thống. Sau về làm
giáo sư âm nhạc tại trường Quốc Gia âm nhạc tại Sài Gòn, làm giám đốc nha kỹ
thuật ở Bộ Giáo Dục. Căng buồm lướt sóng sang định cư ở Úc và tiếp tục dạy nhạc,..
được xem là người ăn mặc lịch sự nhất trong giới nghệ sĩ.
Beo Hì Hì Nguyễn Hữu Huỳnh, từ nhỏ sinh hoạt tại Huế,
năm 1942 vào Sài Gòn sinh hoạt ở Châu Gia Định của cụ Cọp Thằng Thắn, chuyển
qua sinh hoạt ở gia đình Phật tử của Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Tr. Huỳnh lên đến
cấp Dũng (cấp cao nhất). Kinh doanh rất thành đạt, thành lập chợ cá ở Trần Quốc
Toản (góc đường Nguyễn Tri Phương, Trần Quốc Toản cũ). Hằng năm, cụ đều gửi biếu
ít tiền để làm quỹ hội, cụ thường tặng ít tiền cho các đơn vị mới thành lập làm
quỹ. Gia đình cụ ở Sài Gòn vẫn theo nếp cũ, thường tài trợ cho các đơn vị và
giúp thành lập LĐ Nguyễn Hữu Cảnh. Cụ là Lễ Thành Hầu của triều Nguyễn. Được
vua ban tước hiệu này nhờ có công khai sáng Gia Định thành.
Lê Hiếu Kính: Bầy trưởng, thầy giáo viết cuốn Luật hỏi
ngã. Cuối đời làm Tồng giám thị tại trung học Hàm Nghi.
Hà Mã Ham Việc Lê Đình Kính: Thiếu phó Thiếu đoàn Trần
Quốc Toản thời Tr. Lê Mộng Ngọ làm Thiếu trưởng, sau vào sống ở Nha Trang, có
tài xem chỉ tay: kỳ dự Đại hội huynh trưởng toàn quốc tại Hà Nội 1996, anh em xếp
hàng nhờ anh xem chỉ tay, gặp anh chỗ riêng tui hỏi: "Anh học xem chỉ tay
hồi nào mà giỏi vậy. Anh cười bảo: "Thấy anh chị em buồn, tôi đặt điều nói
hươu, nói vượn cho khuây khỏa chứ có học ai đâu".
Hoẳng Ham Việc Nguyễn Doãn Hồng: Thiếu phó Bạch Đằng,
giáo viên, nhiệt tình mà từ tốn.
Dương Xuân Huyên: Toán trưởng toán Sông Bồ ở Phong
Điền, Thừa Thiên. Một thời oanh liệt ở Ty Tiểu học Thừa Thiên, sau 1975 sang định
cư ở Mỹ.
Mèo Rừng Trầm Tĩnh Nguyễn Thúc Đệ: giáo viên, Thiếu
phó Kim Sơn.
Đà Điểu Linh Hoạt Nguyễn Văn Thuận: Thủ môn giỏi của
Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, tánh tình vui vẻ, mỗi khi có trận cầu quốc tế ở
sân vận động Bảo Long (sau đổi Tự Do) thì tìm cách đưa anh em vào xem ké. Tình
cảnh bi ai là khi Tr. Tôn Thất Chi mất, anh chấp lệnh điều hành lễ nghi trong
tang lễ, đưa Tráng trưởng của mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Hươu Hiền Lành Tôn Thất Lôi: Thiếu trưởng Chương
Dương, Đạo trưởng Đạo Huế, ALT ngành Thiếu. Tận tụy với phong trào, khẳng khái
yêu cầu chính quyền cho HĐ sinh hoạt chính thức, nếu có gì sai trái, ông chịu
đi tù. Chuyện chẳng đến đâu, cụ Hươu đòi kiện chính phủ, gặp cụ Hùm Xám can
ngăn, giải thích ông mới thôi. Ông lìa rừng lãng xẹt vì bị ong vò vẽ đốt lúc
làm vườn.
Đà Điểu Điều Độ Phạm Biểu Tâm: Tráng sinh Lam Sơn, cố
vấn Tráng đoàn Bạch Đằng của Tr. Trần Trung Du. Ngoài đời là Thạc sĩ y khoa,
Khoa trưởng Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau 1975 vẫn hăng say làm việc tại giảng đường
y khoa và làm việc tại Bệnh viện Bình Dân, bị tai biến mạch máu não, sang Mỹ để
điều trị. Chính phủ tặng giải thưởng y học cho 2 bác sĩ có công trong lĩnh vực
y khoa là giáo sư Phạm Biểu Tâm và giáo sư Tôn Đức Lang. Tr. Phạm Hữu Hiệp là
bào đệ của bác sĩ Phạm Biểu Tâm và Tr. Tôn Thất Lôi là bào huynh của bác sĩ Lang
đã thay mặt gia đình nhận thưởng. Nữ trưởng Công Tằng Tôn Nữ Tuyết Lê: nữ Tráng
của Tráng đoàn Bạch Liên, nữ Tráng đoàn đầu tiên ở Hà Nội, bà là phu nhân của
Bác sĩ Phạm Biểu Tâm.
Hạc Bác Ái Hạnh Nhơn: sinh hoạt trong đoàn nữ sinh nội
trú tại trường Đồng Khánh, Huế thập niên 1940, cùng thời với các bà Tư Tề, Lệ
Nga, Hồ Thị Vẻ,.. Chị Hạnh Nhơn là Trung Tá trong QLVNCH. Qua định cư tại Hoa kỳ
theo diện H.O.
Đà Điểu Điều Độ Lý Nhựt Hướng, còn có tên là Dịch Hướng:
Tráng đoàn trưởng Tráng đoàn Hoa Lư thuộc Đạo Thừa Thiên. Theo vợ là Trung tá Hạnh
Nhơn sang sống ở Hoa Kỳ theo diện H.O.
Ong Vẻ Hiền Lành Hồ Thị Vẻ: Sói già Bầy Nguyễn Trường
Tộ ở Huế, tham gia nữ quân nhân QLVNCH lên tới Đại tá chỉ huy trưởng trường nữ
quân nhân, về HĐ là UV ngành Tráng, UV Huấn Luyện Bộ TUV nữ. Danh vị như thế
nhưng không Lên Đường, không xin tên Rừng, mãi đến sau năm 1975, khi đi học tập
cải tạo về mới ra Nha Trang lên đường. Sang Mỹ định cư, nhiều lần về Việt Nam,
có gặp anh em và viếng thăm các lão trưởng Lê Cảnh Đạm, Lê Văn Ngoạn, Tôn Thất
Đông.. Đã lìa rừng tại Hoa Kỳ, di cốt được chuyển về Việt Nam.
Trâu Cần Mẫn Đoàn Mộng Ngô, huynh trưởng kỳ cựu của
Huế, cùng thời với các trưởng Tôn Thất Lôi, Phan Mạnh Lương, Lê Mộng Ngọ, Hoàng
Tường, Thiếu trưởng, Liên đoàn trưởng Trường Sơn.
Sói Mỏng Tai Philadelphia Nguyễn Thị Xuân Lan: Phu
nhân của trưởng Trâu Cần, là nữ Bầy trưởng mỹ miều một thời vang bóng ở Núi Ngự,
Sông Hương. Sau 1975, sang định cư ở Hoa, còn phu quân là cụ Trâu Cần vẫn cầy
ruộng ở nước nhà.
Công Thận Trọng Lê Viêm: Sói già trụ cột của Huế, có
tiệm ảnh nên lưu được nhiều ảnh đẹp của Hướng Đạo. Đặc biệt là bộ ảnh về sinh
hoạt của Dã Mã, thời gian cụ sống ở Huế.
Trâu Cần Cù Trần Hữu Khuê (anh thường tự gọi mình là
Trâu Cù Lần): Sinh hoạt ở Thiếu đoàn Việt Dũng do Tr. Nguyễn Thúc Toản lãnh đạo.
Vào Sài Gòn làm Đạo trưởng Đạo Cửu Long thuộc Châu Gia Định, UV ngành Tráng của
bộ TUV, nổi đình nổi đám nhất là trong kỳ Trại họp bạn toàn quốc tại Trảng Bom
năm 1959, cụ Trâu làm Trưởng ban nghiêm phép, rất nghiêm túc nên được anh em gọi
là ông "Cò Trảng Bom". Ngoài đời anh dạy học nhưng bí mật làm bí thư
đảng đoàn, bị bắt đưa ra tòa, chính Luật sư Phan Thanh Hy đứng ra bào chữa cho
anh Khuê nhưng Tr. Khuê vẫn bị 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Năm 1973, được
trao trả tù binh ở Lộc Ninh, năm 1975 về sống và làm việc tại Sài Gòn , Trưởng
ban liên lạc HĐ Sài Gòn, năm 1993 và 1996 dự đại hội huynh trưởng tại Hà Nội.
Có làm 4 bản điều trần xin nhà nước cho hoạt động HĐ. Mỏi mòn trông đợi họ đến
lúc lìa rừng.
Gà Cẫn Mẫn Đoàn Lai: ALT ngành Sói Đạo Thừa Thiên, chăm lo huấn luyện ngành Bầy cho miền Trung. Lúc còn nhỏ làm Đội trưởng Đội Gà, có đội sinh sau này nổi tiếng là Ngựa Chịu Khó Nguyễn Trung Thoại, Tỉnh trưởng địa đầu giới tuyến Quảng Trị. Đổng lý văn phòng Bộ Nội Vụ, Tổng Kiểm Toán của Hội. Năm 1975, sang định cư ở Canada, phụ trách tờ Liên Lạc, ra hàng quí, báo rất hay, kết nối được anh em khắp năm Châu.
Trâu Khiêm Tốn Nguyễn Hữu Lô Kha trưởng Trần Quốc Toản
thuộc Đạo Vạn Niên, một trong những trưởng có Bằng Rừng Kha đầu tiên của HĐVN về
già lấy rượu làm vui nên có bài thơ:
"Trâu Khiêm Tốn quá siêu sao,
Nhập trại Hướng Đạo, tưởng vào quán bar.
Lang thang khắp cội thông già,
Rượu tây, rượu đế đều là tri âm."
Sếu Mơ Mộng Nguyễn Đức Tín. Sinh hoạt ở Tráng đoàn Bạch
Đằng Huế, là nghệ sĩ hơn là một HĐS, bậc thầy về thư pháp... Hồn nhiên ngâm
nga:
"Soi gương thây rang sún,
Giận không soi gương nữa.
Rang vẫn sún như thường"
Năm 2019, Sếu bay về trời ở tuổi 85.
Đà Điểu Đảm Đang Trần Thanh Vệ sinh hoạt ở LĐ Chi
Lăng, Huế, sau vào Nha Trang, sinh hoạt ở Tráng đoàn Ra Khơi. Thành viên khối
GVMD, thành lập LĐ Quảng Tế Huế, Đạo trưởng Đạo Tràng An Huế.
Ác Là Hay Hót Tôn Thất Chi thành lập LĐ Duy Tân ở Huế,
thành viên của khối GVMD, ở tuổi cổ lai hy mới xin lên đường.
Cọp Cần Mẫn Lê Chí Thiện Tráng trưởng Tráng đoàn Trường Sơn là đơn vị Tráng hạng nhất của Thừa Thiên, Đạo trưởng Thủ Đức. Cọp về rừng năm 2019 tại Thủ Đức, thọ 84 tuổi.
Trâu Cần Mẫn Nguyễn Hữu Châu, LĐ trưởng Bạch Đằng Huế
(sau năm 1975), thành viên khối GVMD, được xem là người giữ Trại trường Bạch
Mã.
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa: Bầy trưởng Chi Lăng Huế: ALT đầu
tiên ngành Bầy của Huế. Ở Việt Nam là giáo viên tiểu học, sau 1975 sang Mỹ, đậu
tiến sĩ có giúp VN mở 2 thư viện, nên khi chị mất Bộ Văn Hóa có cử người viếng
tang ở Chùa Già Lam.
Thân Trọng Thị Hường là nữ trưởng ở Huế hoạt động
trong hội Nam, trước ở hội không thấy có hội Nữ. Chị là tổng giám thị trường Đồng
Khánh và đã ra mở độc lập đoàn Nhị Trưng 1,2,3 ở Huế. Sang định cư ở Làng Mai.
Trâu Liều Võ Văn Đệ là một trong 3 huynh trưởng được
trao đuốc. Điều hành hoạt động xứ Huế sau 1975. Mùa xuân 2020, ông Trâu được
triệu về cày ruộng ở thiên đình ở tuổi gần 90.
Đại Thử Tinh Khôn Bùi Ngươn Khánh: Tráng trưởng Bạch
Đằng, Ủy viên ngoại ngạch bộ TUV.
Hải Âu Kiên Quyết Phạm Đăng Phùng: Thiếu trưởng Chương Dương ở Thừa Thiên, sau giải phóng, lui về sống tại Lâm Đồng trồng hoa hồng, trà, cà phê, bơ. Một dòng suối nhỏ ngang ngọn đồi, ngôi nhà thật nên thơ. Các Tr. Thu Lương, Lê Văn Ngoạn, Trần Hữu Khuê, Phan Kim Phụng nhiều lần đến chốn này. Các cụ được tiếp đãi như một thượng khách, cung kính, ân cần, thân tình, làm khách không muốn về. Anh là quốc thích mà, dòng dõi cụ Phạm Đăng Hưng, anh rất quí các Tr. Tôn Thất Lôi, Lê Bá Ngữ... Và thương đàn em như Nguyễn Trực, Phạm Văn Nhơn. Điều kỳ lạ trong phủ thờ anh dành riêng một bàn để thờ ảnh cụ BP ở giữa, bên trái là ảnh cụ Cò Yêu Đời, bên phải là ảnh cụ Báo Nghiêm Chỉnh Nguyễn Thúc Toản, quanh năm có trưng bày hoa trái cúng dường. Năm 2000 anh đã ra đi, chắc chắn bàn thờ này cũng không còn nhưng sự mẫu mực và quý trọng huynh trưởng mãi còn vang vọng.
Dương Bá Nuôi: tham gia cách mạng với quân hàm Thiếu
tướng, khi về hưu dưỡng ở Huế còn nặng tình Bách Hợp nên thường lui tới với anh
em.
Hươu Siêng Năng Tôn Thất Hoàng (có thời gian đổi là Nguyễn Phước Hoàng): nguyên là Tráng sinh Bạch Đằng Huế, ra Bắc học Đại học thì sinh hoạt ở Tráng Lam Sơn. Tham gia Cách Mạng, mang quân hàm Trung tá làm việc ở cục quân giới sau chuyển ngành thì làm giảng viên tại đại học Bách Khoa ở Hà Nội, về hưu dưỡng tại Sài Gòn và Vũng Tàu. Có lần được thành phố' mời đến tham khảo ý kiến về HĐ. Có còn hợp thời không? Cụ nói một cách giản dị: "Con trai tôi làm Tổng giám đốc nên cháu nội tôi không thiếu những đồ chơi hiện đại nhưng mỗi khi tôi đến thăm thì chúng nhao nhao yêu cầu được chơi trò bịt mắt bắt dê. Như vậy phong trào Hướng Đạo đâu có lỗi thời". Điều thú vị là Trưởng Hoàng rủ Tr. Trần Văn Hồng (Sói Đắn Đo) và trưởng Tôn Thất Lôi (Hươu Hiền Lành) lên núi Bạch Mã. Mục đích là thăm tìm dấu vết trại trường, biệt thự của gia đình Tr. Hoàng và biệt thự của gia đình Tr. Lôi. Cả phụ thân Tr. Lôi và Tr. Hoàng đều là quan thượng thư triều Nguyễn). Tìm mãi cũng chẳng thấy dấu tích xưa, chỉ thấy dây leo chằng chịt, bom mìn, lựu đạn, vỏ đạn rơi vãi lung tung. Chợt Tr. Hoàng nêu ý kiến muốn đặt tên rừng. Anh em chiều ý và đặt cho công tử này là Hươu Siêng Năng. Đây có thể là buổi đặt tên rừng đầu tiên giữa ban ngày. Hươu thấy mình ký con hươu xấu quá bèn nhờ người bạn thân là Tr. Bạch Văn Quế, Tr. Quế nhờ Tr. Lôi vì thấy Tr. Lôi ký tên rừng là Hươu Hiền Lành rất đẹp. Mùa đông năm 2012, di cốt của ông bà Vĩnh Bang (người vẽ mẫu hoa bách hợp 1937) dời về chùa Kim Tiên, đàn Nam Giao, Huế. Tr. Hoàng trổ tài ký chữ ký rừng tặng anh chị em và cả những dâu rể của cụ Vĩnh Bang. Phần nhiều là người Pháp và Thụy Sĩ. Họ phục lắm, thích lắm và đưa cả áo cho cụ Hươu ký.
Vĩnh Bang: Bầy trưởng ở Huế, anh em cột chèo với trưởng
Tôn Thất Đông. Năm 1937, hội Hướng Đạo Đông Dương cần logo cho hội, giao cho
Tr. Võ Thanh Minh phụ trách, Tr. Minh thay vì thuê họa sĩ lại thông báo cho anh
em toàn xứ gửi logo về. Mẫu vẽ số 16 của Vĩnh Bang được chọn, đó là hoa sen,
qua bao nhiêu biến cải và đó là hoa bách hợp hiện nay. Cụ Bang về sau sang sống
ở Thụy Sĩ khi mất đi di cốt được chuyển về an nghỉ tại chùa Kim Tiên (Huế).
Gấu Kiên Nhẫn Bạch Văn Quế: Thành lập đoàn Mai Hắc Đế
ở Bến Thủy dành riêng cho con em bần nông, thợ thuyền, là giáo chức chánh ngạch
được bộ quốc gia giáo dục cử sang làm việc cho HĐ. Trung sỹ, phụ tá cho trưởng
Tổng UV Trung Kỳ là Tạ Quang Bửu, những tháng hè đều túc trực tại Bạch Mã trong
vai trò quản lý, có nhiều lần làm khóa trưởng khóa kỹ thuật mà khóa sinh cỡ bự
như Tôn Thất Dương Vân, Tôn Thất Đông. Tập Kết ra Bắc ông giữ chức Giám đốc sở
Giáo dục rồi chủ nhiệm, khoa học kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh. Về hưu dưỡng tại Huế,
viết nhiều sách dành cho thanh Thiếu niên như trò chơi trong phòng, trò chơi
trên bãi biển, cắm trại. Nhiều lần viết thỉnh nguyện thư nhờ nhà giáo nhân dân
Nguyễn Lân (đã từng là huynh trưởng ở Huế), gửi lên Tổng Bí Thư Mười và Ông Phạm
Thế Duyệt xin cho Hướng Đạo phục hoạt, lý lẽ sắc bén, ý tứ sâu xa, lời văn tha
thiết, nhưng cũng chỉ là gió thoảng mây bay. Những năm cuối đời cụ sống đơn côi
tại Huế, chỉ vui khi anh em HĐ đến thăm và lìa rừng năm 2019, thọ 103 tuổi.
Sơn Miêu Điềm Đạm Võ Hồng: Thiếu trưởng Liên đoàn trưởng Bạch Đằng. Tham dự quốc gia Kha đầu tiên ở Tùng Nguyên năm 1966. Đêm thám du trong rừng, khi ngọn lửa tỏa sáng thì nhiều tràng đạn bắn tới tấp và đóng cửa. Mọi người tán loạn, Tr. Võ Hồng bị viên đạn gắm vào đùi, Ngựa Ngơ Ngác Nguyễn Tất Ngọ nhanh chân cõng anh Hồng chạy núp vào gốc cây.
Ngựa Ngơ Ngác Nguyễn Tất Ngọ: Kha trưởng Bạch Đằng,
UV ngành Kha đạo Vạn Xuân, tham gia khóa quốc gia Kha đầu tiên tại Tùng Nguyên.
Năm 1965, Bạch Mã Thiếu tại đại nội kinh thành Huế, anh em làm một cây cầu bằng
dây thừng lớn, một đầu buộc vào gốc cổ thụ, đầu kia buộc vào trụ biểu ở sinh
Đông Cung Thái sử. Nhiều trưởng lên cầu đi thử, nhún nhầy, trụ biểu gãy đổ, mọi
người chạy tán loạn, riêng Ngựa Ngơ Ngác đứng nhìn nên bị đè gãy chân, đến bệnh
viện băng bột rồi chống gậy nạng mà dự trại. Rồi đêm động rừng, tên rừng Ngựa
Ngơ Ngác ra đời.
Cọp Đứng Đắn Tôn Thất Hy: Tráng sinh Bạch Đằng (Huế).
Sáng lập LĐ Bạch Mã (Huế). Đạo trưởng Đạo Gia Lai, anh có ngón nghề riêng nên
thành lập đơn vị rất dễ dàng: trước tiên anh lập một xưởng judo, chiêu sinh
thanh thiếu niên rồi biến họ thành Thiếu, Kha và Tráng sinh.Với cách này đi đâu
anh cũng lập đơn vị dễ dàng, từ Huế lên Tây Nguyên và đảo Phú Quốc (Cọp nguyên
là hiến binh thời Pháp, đến thời Mỹ thì đổi thành quân cảnh tư pháp. Tháng
4/1975 từ Phú Quốc anh sang định cư ở Mỹ dễ dàng, mang được nhiều tài liệu Hướng
Đạo nên anh làm tờ Bạch Mã (gọi là diễn đàn Tráng sinh). Rất nhiều tài liệu quí
được đăng tải trong báo này. Anh có xuất bản cuốn sách gối đầu giường cho các
trưởng với nhan đề "Sổ tay huynh trưởng". Một cuốn sách tuyệt vời,
vun đắp cho nghề trưởng, muốn vững vàng làm Trưởng thì nên đọc cuốn sách này.
Tôi có 1 bản chính, nhờ trưởng Hướng của LĐ Tao Phùng in ra 2 lần được 300 cuốn.
Bán đắt như tôm tươi vì người ngoài HĐ cũng tìm mua. Bây giờ muốn in lại thì
không tìm thấy, ai dùng tay ngọc thọc tay vàng lấy mất rồi. Cọp lìa rừng tờ Bạch
Mã cũng tiêu luôn.
Beo Vui Vẻ Tôn Thất Cảnh: bạn thân và cùng sinh hoạt
với trưởng Thu Lương ở đoàn Hùng Vương, sau xuất ngoại làm việc ở Nhật, Pháp,
và cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ, làm cố vấn cho các HĐVN tại Mỹ, thường nói câu
HĐ một đời, HĐ ba đời. Tự hào là con cháu ở nhiều nước nhưng vẫn nói và viết Tiếng
Việt. Cụ có dịch cuốn Trò Chơi Lớn đăng nhiều kỳ ở Bạch Mã.
Ngựa Trầm Ngâm Lê Cảnh Đạm (còn có tên rừng khác là
Ngựa Yêu Đời): LĐT Mai An Tiêm, Đạo trưởng Thừa Thiên. Các con đều tham gia HĐ.
Sau làm việc tại Viện Đại học Huế, sang định cư ở Hoa Kỳ rồi lại về sinh sống tại
Gò Vấp, Sài Gòn. Xin kể chuyện vui vui về Ngựa Trầm Ngâm: "Tr. Nguyễn Thúc
Tuân được lệnh phải đưa 2 anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Hoàng Phủ Ngọc Tường
lên núi để tránh sự săn lùng của quốc gia. Bí quá nên Tr. Tuân phải đến mượn xe
hơi của Tr. Đạm. Mọi người đều mặc quốc phục, mang theo nhang, ý là đi viếng mộ.
Địa phương có biết nhưng không ghi số xe nên Tr. Tuân về nhà vô sự bình an
(theo bài viết của Akela Nguyễn Thúc Tuân đăng trên Thiệp Hoa và GVMD). Chuyện
sau đây do Tr. Trần Văn Hồng kể: Cơ quan văn hóa, thông tin tổ chức bình thơ và
trao giải bình thơ Cách Mạng và trao giải thưởng cho người trúng giải. Khi xướng
tên Thi sĩ Lê Cảnh Đạm được giải nhất, tức thì cụ Cò Yêu Đời xì 1 tiếng rồi bỏ
ra về. Anh Hồng thấy vậy vội đứng lên cùng về theo. Ông Cò đi bộ còn Sói Hồng
đi xe đạp, đến gần Cò, anh Hồng xuống xe và mời ông Cò lên xe để mình chở về.
Ông Cò khoát tay lia lịa, miệng nói đi đi tôi đi bộ quen rồi, vẻ còn bực tức.
Thế mà khi ông Ngựa mừng bát tuần thượng thọ thì cụ Cò từ Huế vào, mang theo bức
hoành phi để tặng Ngựa Trầm Ngâm.
Gấu Ôn Hòa Hồ Văn Đệ, Đạo trưởng Đạo An Hải (Đà Nẵng).
Làm việc tại toà thị chính Đà Nẵng, đi xe hơi bóng loáng. Là nhạc phụ của Tuấn
Mã Trần Xê.
Có nhiều trưởng lìa rừng nhưng không ghi ra đây vì
lâu quá như các cụ Võ Thanh Minh, Tạ Quang Bửu, Phan Tây, Nguyễ Thúc Toản, Tôn
Thất Đông, Nguyễn Hòe và cũng có nhiều trưởng mà chúng tôi không nhớ được. Nhân
đây cũng xin ghi lại một số' trưởng dưới 80 tuổi hiện đang tích cục hoạt động để
xây dụng phong trào:
Gấu Xốc Vác Đinh Văn Trữ: hiện đang trông coi khoảng
50 Tráng huynh của Trần Quốc Toản ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Sói Yêu Đời Nguyễn Tuấn UV Liên Lạc Quốc Tế, Đạo trưởng
Đạo Văn Lang.
Hà Mã Cần Mẫn Cao Hữu Phượng, đã từng trông coi LĐ
Nguyễn Trường Tộ mấy chục năm nay, đã làm Đạo trưởng Tam Giang và bây giờ là
đương kim Châu trưởng Châu Quảng Thừa.
Gấu Hăng Võ Văn Hoàng, huynh trưởng kỳ cựu của Mai
An Tiêm bây giờ đang điều hành Đạo Tràng An thay thế Tr. Trần Thanh Vệ vừa mới
lìa rừng.
Lời thưa cuối cùng: Tôi mù 100% nên không tra cứu
sách vở được nên đào ký ức, moi tim gan mà viết nên chắc chắn có nhiều sai sót.
Xin đừng trách móc, tội nghiệp mà nên thông cảm, chỉnh sửa những sai sót để tạp
bút này được đầy đủ hơn, giúp cho con em mai sau của xứ Huế hiểu rõ hơn về thời
vàng son của Hướng Đạo Huế xưa, còn HĐ Huế nay thì sẽ đăng tiếp trong kỳ tới vì
bài này đã quá dài. Thân ái!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét