Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

KHI THẦY GIÁO "MẤT DẠY" CHẠY XE ÔM

 Nam Trân

    Ở Huế, sau giải phóng hệ thống giai cấp đảo lộn: Nhiều công chức, giáo chức, sĩ quan mất việc, chuyện "cơm áo gạo tiền" trở nên cấp bách; nhiều người về quê tăng gia sản xuất, kẻ ở lại thành phố' thì làm đủ thứ nghề, phụ hồ, bán cà phê, mua bán ve chai. Đủ thứ nghề hầm bà là xằng, nhiều nhất là chạy xe ôm, ở Huế gọi xe ôm là xe thồ; các thầy giáo "mất dạy" thường chọn nghề này vì nó tự do, đơn giản phương tiện dễ có, thường thì lấy chiếc xe đạp mà trước nay để cho chị "sen" đi chợ, sửa lại đàng hoàng, gắn cái prorte baga êm ái để chở khách ngồi êm.

    Tìm một chỗ đông người đi lại, như chợ búa bến xe... ở đó để bắt khách theo yêu cầu châm ngôn "nhất lì nhì chào". Xe khách chưa dừng bánh thì "sư đoàn xe ôm" đã bao quanh mời chào đon đã, chèo kéo khách, riêng anh thì không, im lìm đứng cạnh chiếc xe đạp, ai muốn đi thì anh chở giá phải chăng thời giá lúc đó (một cuốc xe chỉ vài đồng mà thôi). Cặm cụi đạp xe đưa khách đến nơi đến chốn không tò mò hỏi han hay nói chuyện tầm phào. Trong số' khách quen có bà Ái Hoa, một thương gia giàu có ở Huế. Với nhà sách "Ái Hoa" rộng rãi có tính cách văn hóa văn nghệ chứ không thương mãi. Bà hay đi đó đi đây và là khách thường xuyên của anh ấy. Hôm đó bà đến An Lăng, trên đường đi bà hỏi:

-        Anh có biết ông Đoàn Lai không?

    Anh bàng hoàng trả lời:

-        Dạ có biết.

-        Làm sao mà anh biết?

-      Dạ! Vợ ông ấy là bà Ngọc Anh, được xem là hoa khôi vùng này ai mà không biết.

-        Ông bà là thông gia của tôi. Gia đình này đặc biệt lắm. Có thể họ thiếu tiền thiếu bạc nhưng không thiếu tiếng cười, lúc nào họ cũng vui cười, một người cất tiếng hát là các người khác hát theo dù đang làm việc gì đâu đó. Một gia đình đầm ấm vui tươi và hạnh phúc, ngay cả những lúc sống khó khăn.

    Nghe bà nói tôi thật sự mừng cho anh, cho gia đình anh. Khi vừa đến cổng thì tôi dừng lại, và nói thưa bà, tôi xin đợi ở đây. Anh kể tiếp: Rồi Anh tìm chỗ khuất, kéo cái mũ cụp xuống, lấy tờ báo cũ nát ra đọc để che mặt khi cần.

    Trong bữa cơm bà kể chuyện ông xe ôm cho cả gia đình nghe chuyện ông xe ôm tử tế: Không hề kèo nài trả thêm tiền, không than thở mệt nhọc, nhiều lúc bà muốn cho thêm tiền bo, đưa dư tiền, anh chạy theo ơi ới: "Bà đưa dư tiền... đó", khi nào các con đi đâu thì kêu ông ấy chở đi, ông đứng ở gốc cây xà cừ kia kìa. Người con trai trưởng của bà là anh Tùng (về sau làm Bác sĩ làm việc ở Bệnh viện An Bình -Saigon) chạy ra xem thử rồi hớt hải về nói:

-        Mẹ ơi, ông xe ôm ấy nguyên là giáo sư trường Quốc học và hiện nay là huynh trưởng được giao trọng trách trông coi Hướng Đạo toàn tỉnh Thừa Thiên. Bà Ái Hoa giật mình thảng thốt, suy nghĩ không biết thời gian qua mình đối xử có gì không nên, không phải. Bà suy nghĩ vẩn vơ: Để một ông giáo, một huynh trưởng Hướng Đạo đáng kính phải cong lưng chở mình là điều không nên . Từ đó bà tránh né không dám nhờ ông xe ôm (Sói Đắn Đo, chở nữa, đồng thời bà cũng ngầm thông báo cho các bạn bè biết về anh xe ôm đặt biệt này. Đó là hảo ý nhưng lại làm cho anh mất khách, phải đổi nghề.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẬP SAN VỮNG TIẾN SỐ 26