Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

CÂU CHUYỆN CỦA EM LÊ THỊ KIM CHI TẠI MÁI ẤM HY VỌNG

HUỲNH TẤN THƯỞNG 


TÌNH NGƯỜI & SỰ DÃ MAN

Tiếng hét từ trong phòng vọng ra rồi em nhảy chồm như loài thú hoang vồ mồi. Sœur Luận chạy vào ôm em lại dỗ dành em... hơn 20 năm rồi thỉnh thoảng em lại lên cơn như vậy, Sœur tâm sự và kể lại cho ae chúng tôi chuyện của em... LÊ THỊ KIM CHI 




Hơn 20 năm trước, các anh bộ đội biên phòng trong chuyến tuần tra phát hiện Kim Chi ở trong rừng sâu trên đỉnh dãy núi Đèo Ngang. Các anh phá bỏ hết những chiếc bẫy thú dữ cài chung quanh mới vào khiên chiếc cụi bằng sắt nhốt con trong đó... Bọn người vô lương lấy con làm mồi nhử để bẫy thú dữ. Không biết họ nhốt con ở đó như thế từ lúc nào nhưng khi phá cụi sắt ra 2 chân của con dính lại trong tư thế quỳ khom người, không đứng lên được. Đến nay các Sœur cũng không biết con tên gì, gia đình ở đâu, mấy tuổi (mặc dầu chính quyền có thông báo khắp vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình). Những ngày đầu, con không có tính sinh hoạt như người, tiếng ré, tiếng rống mà con hay làm là ám ảnh những lúc đêm về khi thú dữ đến ăn thịt bị sập bẫy. Ngày ấy khi các Sœur dang tay đón con rất cơ cực, không đi được, không cầm đũa, đến bây giờ đôi mắt của con ai nhìn vào cũng khiếp sợ, tròng trắng nhiều hơn nên ít khi mở hẵn mắt ra. Kim Chi có những điểm đặc biệt là nghiện thuốc lá nặng, hễ thấy tàn thuốc là vồ lấy nhai rồi nuốt. Tìm hiểu ở những người thợ rừng kể lại bọn săn thú dữ thường chiều xuống nhá nhem tối bọn người vô lương ấy đốt thuốc lá, xông lên để mùi thuốc, mùi của con người bay ra thú dữ đánh mùi mới vào ăn thịt sập bẩy. Kim Chi không bao giờ ăn chuối chỉ ăn những thức ăn khô, 20 năm rồi chỉ nói được vài từ như "đói", "cơm"... không giao tiếp bình thường với mọi người. Tôi quay sang thưa với Sœur là sao em có tên là Lê Thị kim Chi. Ngày ấy không ai nhận, một Sœur người Hà Tĩnh đón nhận em về chăm sóc, rồi đưa vào Sài Gòn chữa trị châm cứu, vật lý trị liệu, can thiệp bằng y học hiện đại đến bây giờ Kim Chi đi lại được cũng nhờ BS và tình yêu thương của các Sœur nhưng có lúc nhảy chồm nhiều hơn đi lại. Không thấy thân nhân nhận em, Sœur lấy họ của Sœur làm họ cho con, đặt tên cho con là Kim Chi ước chừng Kim Chi khoảng trên dưới 30. Năm 2010 khi xây dựng xong Mái ấm Hy Vọng, nghĩ rằng con cũng lớn nên các Sœur bố trí Kim Chi vào phòng ở có giường, có tủ áo quần nhưng không ngờ phản ứng của em dữ dội. Em bẻ tung vạt giường đôi lên quạt trần. em nhìn thấy song cửa sổ, em giựt ra bẻ nó vì ám ảnh cụi sắt ngày xưa ấy. Hằng tháng các Sœur luôn lưu ý khi cơ thể của em đến ngày hành kinh, em vất ra, đôi lên cả tường cả nhà, cảnh ấy được ám ảnh từ những lần thú dữ sập bẩy lồng lộn máu me lai láng... Chỉ dỗ dành, âu yếm, con mới nghe, mới thuyết phục được con. 

Xe về Kinh Nhuận, đoạn đường dài 30km, cái vẫy tay lưu luyến, cái hôn gió của các con đã làm ae trong xe lặng xuống nhưng câu chuyện của Kim Chi cứ ám ảnh mọi người. Chắc chắn anh em chúng tôi mỗi người một suy nghĩ về sự DÃ MAN của bọn vô lương ấy, chắc chắn có những liên tưởng cảnh trong đêm tối giữa rừng sâu, với cái lạnh, muỗi, đói ... rồi rùng mình thương con. Còn tôi nghĩ đến lúc âu yếm, lúc dỗ dành chăm sóc của các Sœur. mà trân trọng. Một BS trong đoàn chúng tôi nhận định rằng tâm lý lứa tuổi từ 1 đến 6 tuổi là lúc các con học là lưu giữ những tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều nhất nên nó ám ảnh. Càng nghĩ càng yêu quí các Sœur. Hơn 20 năm Kim Chi đi được biết cầm đủa để ăn (đến nay thỉnh thoảng vẫn ăn bốc) phải trân trọng TÌNH NGƯỜI của các Sœur. 

Chiều 11/11/2016 Đoàn anh em HĐVN chúng tôi về thăm Mái Ấm Hy Vọng Vincente tại Hướng Phương, Quảng Phương, Quảng Trạch, Quảng Bình. Khi đoàn đến các Sœur, các chị tình nguyện viên đang hướng dẫn cho các em chơi và tập luyện, một số đi nhà thờ. Một nơi lưu trú đến 107 em khuyết tật không có gia đình, có cả người già khuyết tật không nơi nương tựa. Đón đoàn có Sœur Luận người phụ trách chính của Mái Ấm . Trung tâm có nhiều nhóm như : các cháu Cô nhi (Groups Of Orphans), khối Mầm non, khối Cấp 1, nhóm trẻ Bại não (Group Of Children With Cerebral Palsy), nhóm Thiểu năng vận động (Children Of Movement Disability Group), nhóm Thiểu năng trí tuệ (Intellectual Disability Groups), nhóm Hội chứng Đao (Executioner Syndrome Group), nhóm Tự kỷ, Khiếm thị, Đa tật (Autism Group, Muli- Disability Blind). Chăm sóc dạy dỗ rất khó khăn từ khâu tập luyện, cho ăn rồi hướng dẫn học tập. Các con tiến bộ, các Sœur cho các con hòa nhập với cộng đồng bằng việc gởi ra trường phổ thông đối với các em phát triển bình thường. Các con khuyết tật gởi tra trường Chuyên biệt thì ở quá xa hơn nữa các em lớn tuổi nên vẫn để lại nuôi dạy. Nhiều nhóm nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Chúng tôi vào phòng chăm sóc Bại Não chỉ có 5 giường, phòng luyện tập không có một dụng cụ tập luyện nào cho các con cả. Thậm chí không có chiếc xe đẩy để đặt các con nằm trên đó khi cho ăn vì đầu luôn nghẹo về một bên. Tôi nhìn một chị chăm sóc cho em bị bại não ăn chiều, khi đặt lên chiếc xe đẩy của trẻ em tay vịn được đầu để đút thức ăn thì chén bột phải để ở chiếc ghế bên cạnh chứ không phải vừa cầm chén bột vừa mớm thức ăn cho cháu. Rất xót lòng khi đến khu giặt áo quần, chỉ vẹn vẹn có 2 máy giặt loại 10kg, 1 máy sấy nhỏ bên cạnh là một đống quần áo nuốt chững 3 máy ấy. Sœur Luận nói các em khuyết tật nên không giữ, không tự chủ vệ sinh, nên phải giặt liên tục hơn nữa mùa lạnh áo quần không kịp giặt, không kịp khô, sợ các cháu lạnh. Ước gì... Vâng ae chúng tôi biết được nỗi khao khát của Sœur. Trên 100 con người khuyết tật, ae chúng tôi nghĩ mùa đông lạnh nầy phải có thêm 2 máy giặt lớn, một máy sấy lớn mới kịp phục vụ cho các con. Còn phòng vật lý trị liệu nữa, làm sao trong phòng ấy có thiết bị chứ lâu nay trống trơn, các chị tình nguyện viên chỉ tập thủ công bóp tay, đưa tay, chân lên xuống ... thế đấy. 

Các ace của tôi ơi hãy hướng về đây chia sẻ với các Sơ từ những cái nhỏ nhất 2 chiếc máy giặt, 1 máy sấy và dụng cụ chuyện dụng tập đi, tập vận động vật 








Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GVMD từ 18-25

  NHẤP VÀO HÌNH ĐỂ ĐẾN GVMD SỐ......