Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Chuyên mục huấn luyện: ÔN CỐ TRI TÂN

BBT - Sau bài"Các câp HL & Cách trao cấp hiệu HL" đãng trên GVMD18, nhiều bạn đọc tiếp thu một cách hoan hỷ, nhưng có một số người thác mác với một vài điều mát thấy tai nghe hiện nay... STĐĐ xin giải thích một số bãn khoãn của bạn đọc gửi về. Sau đây chỉ trả lời câu hỏi của nhiều người gửi trùng nhau mà thôi... còn một vài vấn đề lẻ tẻ xin hẹn dịp khác vì số trang của chuyên mục này có hạn. 

GVMD 

* CÂU HỎI 1: Trước kia có chấp nhận cho tham dự Huấn Luyện vượt cấp không? 


. ÔN CỐ TRI TAN: 

a. Năm 1934, Trưởng Hồng Sơn Dã mã Võ Thanh Minh mở trại Dự bị Thiếu trưởng ở Huế, khi khảo sát khả năng chuyên môn của các người tham dự, đến lượt một trại sinh không lấy gì có vẻ khôi ngô tuấn tú cho lắm vào trình diện. Trưởng Dã Mã hỏi cách tìm phương hướng mà không dùng đến la bàn. Với tiếng Pháp chẳng những lưu loát mà còn văn hoa (Thời đó, HĐ Việt và Pháp sinh hoạt chung nên thường dùng tiếng Pháp) trại sinh trình bày rất khúc chiết các cách tìm phương hướng bằng mặt trời, với đồng hồ, bằng tuần trăng, bằng các chòm sao, bằng hướng của gió mùa... làm cho Trưởng Dã Mã hết sức khâm phục, bèn hỏi: 

- Anh cho biết quý danh? 

- Tôi tên là Bửu. 

- Có phải là Tạ Quang Bửu du học ở Pháp về? 

- Chính nó. 

- Ô! Nếu biết anh là Tạ Quang Bửu thì tôi khỏi hỏi những điều sơ đẳng như thế! 

- Thưa Trưởng, tôi cũng là khóa sinh như mọi anh em khác! 

Câu trả lời rất khiêm tốn càng làm cho Khóa Trưởng khâm phục. 

Sở dĩ Dã Mã nói như trên, không có nghĩa vì Fennec (Chồn Sa mạc) đã từng du học tại các Trường Đại học danh tiếng của Pháp trở về, nổi danh trong số' các bác học hàng đầu của Việt Nam... thì khỏi phải khảo hạch về chuyên môn Hướng Đạo... mà nếu biết trước thì sẽ hỏi những câu khó hơn như cách vẽ lộ trình, cách tìm điểm đứng trên bản đồ. 

Nếu Trưởng Tạ Quang Bửu tự cao cho rằng mình biết rộng hiểu nhiều vì đã từng du học mà không tham dự Khóa Huấn Luyện ấy thì làm sao được Trưởng Võ Thanh Minh tâm phục để rồi trao đuốc Tổng Ủy Viên Hướng Đạo Trung Kỳ khi Trưởng Minh được đề cử kiêm nhiệm Tổng thư ký Liên hội Hướng Đạo Đông Dương; làm sao Trưởng Schlemmer đề cử qua Gilwell học Bằng Rừng rồi trở thành DCC (Deputy Camp Chief) đầu tiên của Liên hội Hướng Đạo Đông Dương (FIAS). 

b. Trước năm 1945 - Trưởng Phạm Biểu Tâm vừa là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vừa là Giáo sư Đại học Y khoa Hà Nội, vẫn phải học Khóa Dự bị Tráng Trưởng do Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy mở cho các Tráng sinh miền Bắc, sau đó mới về Huế học khóa Bạch Mã. Theo học nghiêm túc, ghi sổ khóa rất đầy đủ và chữ rất đẹp chứ không phải viết nguệch ngoạc ra vẻ ta đây là Bác sĩ như một số' đồng nghiệp. do đó Trưởng Trần Trung Du tâm phục nên chờ mời cho được Trưởng Phạm Biểu Tâm - lúc đảm nhiệm Khoa Trưởng Đại học Y dược Sàigòn - làm Bảo huynh thì mới chịu Lên Đường. Hiện giờ trong Tủ sách HĐ của Trưởng Trần Trung Du còn lưu giữ cuốn Sổ khóa Bạch Mã của Trưởng Phạm Biểu Tâm (Đà điểu Điều độ) trao truyền lại. 

* CÂU HỎI 2: Trước kia có ai được trao Bằng Rừng ngay khi mãn trại không? 


. ÔN CỐ TRI TÂN: Theo nguyên tắc thì khi được phát Bằng Rừng phải hoàn tất 3 phần: 

- Phần lý thuyết: trước kia có một số câu hỏi được trao trước cho Khóa sinh để kiểm tra về sự hiểu biết Phong trào, bây giờ gọi là Ticket hay là Dự án. Khóa sinh nếu đã có kinh nghiệm thì có thể làm trước trại, hoặc nạp sau trại trong vòng 18 tháng. 

- Phần sinh hoạt trong khóa học. 

- Phần áp dụng trong việc điều khiển đơn vị. 

Sau 1945, DCC Tạ Quang Bửu ở lại Hà Nội nên HĐ ở Miền Nam chỉ cấp Bằng Bạch Mã cho các Khóa Đào Tạo Trưởng vì không ai đủ tư cách Đại diện cho Gilwell. Đến năm 1957 thì HĐVN mới được HĐTG công nhận. Một phái đoàn 4 Trưởng kỳ cựu gồm: TUV Tôn Thất Dương Vân, Trưởng Cung Giũ Nguyên, Trưởng Mai Liệu & Trưởng Nguyễn Xuân Long theo học khóa Bằng Rừng tại Gilwell, sau đó Trưởng Dương Vân đề cử Trưởng Cung Giũ Nguyên để Trại Trưởng Gilwell phong nhậm làm Deputy Camp Chief phụ trách Trại Trưởng QG của HĐVN. Từ đó trở đi, HĐVN mới mở lại Khóa HL Bằng Rừng song song với các khóa Bạch Mã tại Trại Trường Tùng Nguyên. 

. 1958 - HĐVN mở lại khóa Bằng Rừng để hợp thức hóa cho các Ủy viên từ cấp Đạo Trưởng trở lên, các Ủy viên của Bộ Tổng Ủy viên. Các Trưởng này đã có Bằng Bạch Mã từ trước, đã từng là Trưởng Đơn vị kỳ cựu nên đã đảm nhiệm những chức Ủy viên cao cấp... do đó sau trại đều được cấp Bằng Rừng. 

. 1959 - Khóa Bằng Rừng Tùng Nguyên 2 dành cho các Phó Đạo Trưởng & Liên Đoàn Trưởng biệt lập, lúc đó chỉ có 5 người là: 

- Trần Trung Hợp, PĐT Đạo Tân Bình 

- Tôn Thất Sam, PĐT Đạo Cửu Long 

- Đoàn Văn Lụy, PĐT Xuân Hòa 

- Nguyễn Văn Võ, PĐT Lâm Viên 

- Ngô Đình Bảo, LĐTBL Hồi Nguyên 

. Từ 1960 trở đi thì dành cho những Trưởng đã qua Bằng Bạch Mã. Rất ít người được trao BR tại Trại Trường vì còn chờ phần 3: áp dụng những điều đã học trong việc điều khiển đơn vị. 

Không ai chưa từng điều hành Đơn vị mà được phát khăn quàng Bằng Rừng tại trại. 

* CÂU HỎI 3: Trước kia có ưu ái phát BR cho những người có học vị cao hoặc chức vụ quan trọng của PTHĐ? 


. ÔN CỐ TRI TÂN: - Như trên đã đề cập, hai Trưởng có học vị cao là Trưởng Tạ Quang Bửu và Giáo sư Phạm Biểu Tâm cũng phải học qua các cấp HL như mọi người. 

Ngoài ra còn có thể kể thêm: Trong PTHĐ có một số cấp lãnh đạo cần cho việc đối ngoại, chỉ cần học vị hoặc chức vụ cao trong xã hội để có uy tín trong việc ngoại giao ví dụ như Hội Trưởng, Ủy viên giao tế, Trưởng Ban Bảo trợ, Trưởng Văn phòng Tôn giáo... đâu cần phải có Bằng Rừng... nhưng vì mến Phong Trào, muốn hòa đồng với các Trưởng Hướng Đạo nên họ cũng muốn học Khóa Bằng Rừng để mang khăn quàng Gilwell như phần đông các Trưởng chứ không muốn mang khăn quàng xám viền vàng - lục - đỏ của cấp Ủy viên trung ương. 

. Năm 1961: Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương tuy đương nhiệm Tổng Ủy Viên (1960-1962) cũng học Khóa Bằng Rừng ngành Thiếu như mọi người, vẫn ngủ lều ở ngoài rừng chứ không được vào ngủ trong Minh Nghĩa Đường với Trưởng Cung Giũ Nguyên, mặc dù thường ngày Trại Trưởng là cấp dưới của Tổng Ủy Viên. 

. Đầu thập niên 70 - Trưởng Nguyễn Văn Thơ, Khoa Trưởng Đại học Y - Nha khoa, rồi lên làm Tổng Trưởng Giáo Dục, được Hội HĐVN mời làm Hội Trưởng. Đây là một chức vụ lãnh đạo đâu cần có Bằng Rừng (để điều khiển Đơn vị), nhưng vì muốn hòa đồng với các Trưởng nên cũng đi học khóa Bằng Rừng như mọi người chứ không được cấp "Bằng Rừng danh dự" như ở ngoài đời thường cấp "Tiến sĩ danh dự" cho các Lãnh đạo cao cấp! 

Một điều đáng ca tụng là các Trưởng Cao cấp của chúng ta, dù địa vị xã hội & học vị rất cao, nhưng có tinh thần Hướng Đạo chân chính thành thử rất hòa đồng, coi anh em HĐ như ruột thịt chứ không cao ngạo như những người ngoài... 

Để chứng tỏ điều vừa nói, tôi xin trích dẫn mấy dòng trong bài Tự THUẬT CỦA CÁO LÃNG TỬ đăng ở trang 23 của Tờ báo TRƯỞNG số 6 năm 1972: 

"Trong thời gian Trại (Khóa BR Tùng Nguyên 14) có mấy nhân vợt quan trọng của Hội lên thâm như Anh Hội Trưởng Nguyễn Vân Thơ, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Huỳnh Vân Diệp... sau màn chụp hình tí tách, các trại sinh bu quanh các Trưởng Trung Ương xin chữ ký lưu niệm. Giữa đám đông ấy Cáo tôi ghi nhận có nhiều Trại sinh tay cầm bút, tay cầm sổ, miệng líu lo: "Thưa Bác sĩ. xin Bác sĩ...". Anh Thơ từ tốn nói: "Tôi lên đây không mang theo bâng Bác sĩ và đã nhốt chức Khoa Trưởng Đại  học Y- Nha khoa ở Văn phòng trường Đại học.." 


Nghệ thuật điều khiển một đơn vị HĐ (Ấu đoàn, Thiếu đoàn, Kha đoàn, Tráng đoàn) của Trưởng Hướng Đạo phải làm cho đoàn sinh tâm phục, khẩu phục chứ không phải như trong Quân đội hoặc các Cơ quan nhà nước: 

Cụ Baden Powell từng nói: "Thằng ngốc nào cũng có thể chỉ huy, làm cho kẻ khác vâng lệnh, nếu nó có quyền trừng phạt thích đáng những ai không tuân lệnh" (Chương XIII trong Franchis l'obstacle) 

Thật thế, với uy quyền của cấp bậc, với kỷ luật thép của quân đội, một sĩ quan bất tài cũng có thể ra lệnh cho thuộc cấp làm theo răm rắp mặc dù trong lòng họ có ấm ức hoặc miệng chúng có lẩm bẩm chửi thề vì không tâm phục. 

Trong các cơ quan cao cấp của chính quyển chỉ cần điều hành bằng Nghị định hoặc Công văn thì thuộc cấp cứ thế mà thi hành... 

Ngược lại, người Huynh Trưởng Hướng Đạo làm cho các đoàn sinh vui vẻ tuân hành mệnh lệnh bằng cách nêu gương và áp dụng kỷ luật tự giác. HĐS vâng lời Huynh trưởng vì mến phục tài năng và đức độ chứ không phải vì một ép buộc nào. 

Muốn thành công trong việc lãnh đạo, Huynh Trưởng phải nắm vững một số' nguyên tắc chính yếu về phương pháp giáo dục đặc thù của Phong trào Hướng Đạo. Trại trường là nơi cung ứng cho các Trưởng những điều ấy. Muố'n giáo dục cho các Đoàn sinh một cách hữu hiệu, trước hết thì các Trưởng phải được huấn luyện đến nơi đến chốn! 

Nói tóm lại: khóa sinh theo học phải đầy đủ điều kiện qui định; Ban Huấn luyện phải đủ bản lãnh để truyền thụ Nghề Trưởng. 

Ngày xưa có câu "Giáo bất nghiêm, sư chi nọa!" (ũ ^ ^,^Ỷ^ff) nghĩa là Dạy mà không nghiêm túc thì người Thầy có lỗi vì làm qua loa không đến nơi đến chốn. nên Trại sinh về đơn vị không thể huấn luyện cho đơn vị mình đúng theo phương pháp HĐ... thì đều mang tội đối với Phong trào. 

SƯ TỬ ĐẢM ĐƯƠNG TTS 

Ghi chú: 

* Chúng tôi dùng ÔN CỐ TRI TÂN với ý nghĩa xem lại việc mà các bậc Tiền bối đã làm để rút kinh nghiệm cho những công tác mà chúng ta đang đảm nhiệm hiện nay. nếu thấy đúng thì chúng ta noi theo... chứ không phải do STĐĐ phịa ra theo ý mình! Không nhất thiết tất cả những điều đó đều là "khuôn vàng thước ngọc" nhưng ít ra cũng là "dấu chân" giúp ta theo trên đường để khỏi sụp xuống "vũng lầy!". 

* Có vài người nêu câu hỏi "Một số' người trước kia đã sinh hoạt trong các Đơn vị HĐ không phải thuộc HĐVN, nay lớn tuổi theo sinh hoạt với chúng ta từ ngành Tráng trở lên Trưởng. vậy có bắt họ phải tuyên lời Hứa HĐ lại không? 

. Trả lời: Dù là đơn vị HĐ nào (HĐQĐ, HĐCS) nếu từ cấp Thiếu sinh trở lên đều Tuyên hứa 3 điều như chúng ta, nên không phải Tuyên hứa lại. ngoại trừ lúc trước còn là Ấu sinh (Lời hứa của Sói Con khác với lời hứa của HĐS) thì phải Tuyên hứa lại (Kể cả Sói Con của HĐVN). 

* HỎI: Các cấp Phụ tá có quyền hạn như cấp Phó hay không? Có thể ký thay Đơn vị Trưởng hay không? 

. Trả lời: Theo hệ thống hành chánh thì trong HĐ cũng như ở ngoài đời, cấp Phó có giấy Bổ nhiệm còn cấp phụ tá coi như là người phụ việc, không được bổ nhiệm và không có quyền ký thế cho Đơn vị Trưởng. mặc dù được cấp chánh nuông chiều nên đôi khi lấn áp kẻ khác! Khi cấp Chánh vắng mặt thì cấp Phó điều hành, cấp Phụ tá không có quyền ra lệnh! 

* Có một vài người thắc mắc Tên, Họ của Trưởng Hồng Sơn Dã Mã là Võ Thành Minh hay là Võ Thanh Minh? Việc này tôi đã từng hỏi trực tiếp Trưởng Dã Mã khi Trưởng ấy ngủ lại nhà của Cò Yêu Đời để đàm đạo chuyện HĐ trước khi Ngựa Rừng lên đường sang Pháp. Trưởng Minh bảo: "Những người thân ở từ Đà Nẵng đến Nghệ An, biết rõ gố'c gác dòng họ thì dùng chữ đệm là "thanh", còn những nơi khác thường gọi là "thành", quen rồi ai gọi sao cũng được, khỏi phải "thanh Minh, thanh Nga", thế rồi "Ông Đồ Nghệ" cười phì!
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẬP SAN VỮNG TIẾN SỐ 26