Khai mở: Trong cuốn Việt sử, sử gia Trần Đinh đã cảm thán: Người Chàm hình như quên lịch sử oai hùng cũ; sống âm thầm trong miền rừng núi mấy tỉnh Phan Rang, Bình Thuận và Tây Ninh.
Quả vậy, triều đại oanh liệt nhất của vương triều Chiêm Quốc là ở thế kỷ XIV dưới triều vua Chế Bồng Nga. Ông là một vị anh hùng dân tộc của Chiêm quốc, 12 lần giao tranh ác liệt với Đại Việt, 3 lần đem quân sang uy hiếp kinh thành Thăng Long khiến vua quan nhà Trần khiếp ha'! phải đóng thành cố thủ. Sau có tên hàng binh là Bỉ Lậu Kê chỉ điểm cho biết chiếc thuyền mà Chế Bồng Nga đang ngự. Tướng Trần Khát Chân bèn hô quân xạ tiễn bắn vào chiếc thuyền này. Vị vua anh hùng của Chiêm quốc đã tử trận, sự suy vong của Chiêm quốc và nỗi buồn vong quốc vọng mãi đến bây giờ:
"Người xưa đâu mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.Lầu các đâu, nay thấy xanh xanh một màu.Xương trắng sâu vùi khí hờn căm.Ngoài trùng dương đoàn thuyền nhấp nhô mơ bóng chiêm thuyền Chế Bồng Nga, vượt khơi về kinh đô.Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù.Mộng kia dẫu tan, cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.(Trích trong bài ca bất hủ Hân Đồ Bàn)
Anh hùng tử khí anh hùng nào tử. Chế quân mất đi (1390) tính đến nay đã hơn 6 thế kỷ, các con cháu vẫn sống hào hùng. Chuyện tình HĐ kỳ này GVMD xin kể về đôi uyên ương HĐ mà chồng là Chế Bồng Miêu và vợ là Qua Thị Saly.
Năm 2007, kỷ niệm 100 năm HĐ Thế Giới, tôi phát hành cuốn "Kỳ thú chuyện tên rừng". Năm 2008, một thiếu nữ điện thoại cho tôi nói: "Em là Qua Thị Saly, trước 1975 em ra Huế học cán sự y tế, tham gia sinh hoạt HĐ làm Bagheraa cho Bầy Bạch Đằng, đã qua dự bị Ấu ở Trường Đồng Khánh do Tr. Đoàn Lai làm Khóa Trưởng. Năm 1975 thì xấc bấc xang bang chạy trối chết mới sống sót về được quê hương Bình Thuận, làm Trạm trưởng Y tế phường. Tưởng HĐ không còn nữa, nào ngờ qua nhà anh Mười chơi, thấy nhà anh treo ảnh cụ BP mới biết anh là HĐS, anh cho mượn cuốn "Kỳ thú chuyện tên rừng", em ngấu nghiến đọc ngày đêm, quên ăn quên ngủ mới biết HĐ vẫn còn tồn tại, mừng quá nên điện cho Trưởng đây."
Sau nhiều lần trao đổi, tôi và Saly gặp nhau trong một kỳ trại lớn tại vịnh Vân Phong, Nha Trang. Nhỏ nhắn, xinh tươi, múa hay, hát giỏi bên người chồng lực sĩ hiền hòa chân chất. Và đêm hôm ấy, giữa trời cao biển rộng, trăng thanh gió mát, hội đồng rừng đã với những thú già dày dạn kinh nghiệm như cụ Gấu Lê Phỉ, Ngựa Đằm Thắm Nguyễn Xuân Tăng, Sư Tử Đảm Đương Tôn Thâ't Sam, Sáo Dễ Thương, Sơn Miêu Vui Tính PGA, Sói Vui Tính NT (từ Quy Nhơn vào), Trâu Cần Mẫn NHC (từ Huế vào). Chúa Sơn Lâm là cụ Ngựa Trịnh Trọng NVS, chủ nhân khu du lịch Bò Cạp Vàng, nơi chốn tĩnh tâm của huynh đệ Bách Hợp. Sơn Ca Kiên Trì Qua Thị Saly đã ra mắt Hội Đồng Rừng với 3 bài hát - 3 bài tình ca, trong đó có bài Hận Đồ Bàn bất hủ mà ai nghe cũng bồi hồi thương cảm, chả là Saly đã từng đoạt giải nhất cuộc thi "Tiếng hát dân tộc thiểu số'" được tồ chức tại Hà Nội năm 2005.
* Bầy Sói Sapanran ra đời
Mùa hè 2010 ngành Bầy mở trại họp bạn toàn quốc tại Đại Nam, Bình Dương. Bầy Saparan của sắc tộc Chăm được mọi người chú ý, đặc biệt là Sói con nước da bánh mật, tóc quăn, lông mi vừa dài vừa cong tuyệt đẹp, đẹp còn hơn lông mi giả của các tiểu thư. Sói con đã vậy, Sói già thì hết chê, tuyệt sắc Akela Saly, kè kè hộ vệ là phu quân Chế Bồng, hậu duệ của Vua Chế Bồng Nga nên lực lưỡng như trâu nước. Đêm “Hội Hoa Đỏ” có sân khấu đàng hoàng, Bầy Saparan đã làm say mê lòng người bằng những vũ điệu tuyệt vời, sau đêm “Hoa Đỏ” này các Sói Con của Saly được anh chị em thân ái gọi Saparan Number One.
Trong một cuộc mạn bàn, Trưởng Voi Hoạt Bát nói vui: “Các bé con dân tộc ở Tây Nguyên mới lọt lòng mẹ đã biết nhảy múa rồi.”
Chuyện này thể hiện rõ rệt trong các kỳ trại “Hoa Nhân Ái” dành cho con em những người bị bệnh phong ở Tây Nguyên. Mười lần như một các em làm say đắm lòng người bằng những vũ điệu dân tộc của mình. Sau kỳ trại thì Saparan trưởng thành trong vòng tay nâng đỡ của bè bạn khắp nơi, đặc biệt là anh Tê Giác Tận Tụy Trương Thụy Túy, LĐ Duy Tân, chính anh này cùng với anh Sói Yêu Đời NT, UV Quốc Tế, LĐT LĐ Duy Tân từng bước dìu dắt Saparan, tổ chức lễ tuyên hứa cho Chế Bồng tại Sài Gòn, cho anh nhập rừng tại Đại Nam trong kỳ trại "Hoa Nhân Ái 19". Một đêm động rừng quái dị mà xưa nay chưa từng thấy và Chế Bồng Miêu được đặt tên rừng là Hà Mã Từ Tốn. Rồi cũng trong kỳ trại họp bạn toàn quốc ngành Tráng tổ chức tại núi Bà, Đà Lạt năm 2013, Bồng Miêu được lên đường gắn bó cuộc đời mình với phong trào HĐ. Liên đoàn Saparan với Qua Thị Saly làm LĐT kiêm Akela, Chế Bồng Miêu, LĐP kiêm Thiếu trưởng kết hợp với LĐ Duy Tân ở Tân Bình và LĐ Trí Việt ở Phú Mỹ Hưng lập thành Đạo Văn Lang do Tr. Nguyễn Tuấn làm Đạo trưởng. Tính đến nay, Saly đã có BR Ấu còn Bồng Miêu thì có BR Thiếu, BR Tráng và cả BR Liên Đoàn Trưởng.
Trong các đơn vị gặp khó khăn thì Saparan có lẽ là đơn vị gặp khó khăn nhất vì sinh hoạt ở một vùng quê hẻo lánh, sắc dân Chăm, theo đạo Hồi và Bà La Môn, chuyên về nông ngư nghiệp vụn vặt. Trẻ con thiếu cơm rách áo, ngày nghỉ theo cha mẹ ra đồng kiếm sống, nên việc sinh hoạt HĐ là chuyện xa lạ, áo quần không có đủ để đến trường thì đào đâu ra đồng phục Sói Con, đôi giày, đôi vớ, cái khăn quàng, cái mũ quả dưa là xa xỉ phẩm, thuộc loại đừng có mà mơ!
Saparan sẽ không sống được nếu không có sự giúp đỡ của các Mạnh Thường Quân:
Từ tình thương của huynh đệ tỉ muội ho' trợ lá lành đùm lá rách. Này nhé, cứ như Kỳ trại họp bạn toàn quốc kỷ niệm 85 năm HĐVN, Saparan không đủ sức dự trại được, mặc dù các em đã tha thiết xin được dự. Anh Gấu Cần Thơ gởi tặng 10 bộ đồng phục mới toanh, Sói yêu Đời cung cấp mũ quả dưa, chị Bạch Hạc Thân Thiện Nguyễn Thị Ngọc Thiện tặng 1 lều chữ A, 5 bộ đồ Thiếu và 10 bộ đồ Sói, Tr Sói Kiên Trì Giwell VTT tặng 3 cái lều, Tráng đoàn Bạch Đằng Huế tặng một số' đồng phục, Tr Trâu Văn Hoa lì xì 5 triệu để thuê xe đưa các em dự trại Hợp Lực. Tiếc thay chưa vui khai mạc đã buồn chia tay.
* KARAH MƯTA - Chiếc nhẫn linh hồn
Karah Mưta tiếng Chăm có nghĩa là chiếc nhẫn cưới nhưng thật ra về tâm linh của người Chăm theo Đạo Bà La Môn thì nó có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều theo tục lệ, đến ngày cưới thì nhà gái sang nhà trai để rước rể (theo chế độ mẫu hệ, con lấy họ mẹ, người đàn bà là chủ gia đình nên không đi rước chồng). Khi đến nhà trai thì ông mai đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay đeo nhẫn của chàng rể trước sự chứng kiến của 2 họ và dưới sự chủ lễ của vị sư cả. Chiếc nhẫn cưới này là vật trân quý nhất của các chàng trai, dù nghèo khổ cách mấy cũng không bán đi vì nó là linh hồn của chú rể. Những chàng trai tay có đeo nhẫn cưới là một vinh dự vì nó chứng tỏ vợ mình còn trinh bạch khi về với mình. Những ai ăn cơm trước kẻng, thì dứt khoát không được tổ chức đám cưới, không đeo nhẫn.
NIMPHÔL nghĩa là người hạnh phúc, người sung sướng. Từ để chào hỏi chúc tụng những người có đeo nhẫn cưới, chứng tỏ mình có người vợ đoan chính, trinh bạch chứ không chắp nối hay gái đã qua tay người khác. Khi lìa đời thì ông sư cả tháo chiếc nhẫn từ tay người chết đem để dưới ngọn nến đang thắp sáng cạnh chiếc dao nho nhỏ của người Chăm. Xong, ông lấy chiếc nhẫn này nhúng vào nước khoáng tinh khiết lấy từ suối Vĩnh Hảo, miệng niệm chú tay bất ấn làm phép búng nước vào xác người chết để chiêu hồn thoát xác đầu thai kiếp khác. Sau đó vị sư cả giữ chiếc nhẫn, thông thường thì gia chủ xin chuộc lại bằng món tiền cỏn con để đem về làm kỷ vật truyền tử lưu tôn.
* Chuyện thật như bịa
Kỷ niệm 85 năm HĐVN, một trại họp bạn toàn quốc đã được tổ chức rầm rộ tại Bửu Long, Đồng Nai, trên 2000 Thiếu sinh, Kha sinh, Tráng sinh và huynh trưởng khắp nơi về dự. Trại "Hợp Lực" trở thành "phân lực", ngày khai mạc biến thành bế mạc, ngậm ngùi chia tay trong nước mắt.
Nhãn tiền như thế, nhưng các huynh trưởng vẫn gắng sức tổ chức cho bằng được "Hội Trăng Rằm" dành cho Sói Con và Chim non. Trại I dành cho các đơn vị từ Nha Trang trở vào, trại II dành cho đơn vị từ Bình Định ra miền Bắc. Trại phương Nam thoạt tiên ký hợp đồng (lại những tờ giấy bịp bợm), khu du lịch Mắt Xanh, Bình Dương, bổn cũ soạn lại, trước ngày khai mạc một hôm, ban quản lý đất trại mời (đuổi thì mới đúng) các trại sinh rời khỏi đất trại. Các Sói con 6,7 tuổi mắt nhắm mắt mở dìu dắt nhau lên xe. Các Sói già, Tráng sinh giúp ích chưa bao giờ mệt đến như thế, đúng là;
"Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,Sói nhà Nam lắm nổi truân chuyên."
Toàn xe vượt núi đồi Bình Dương trực chỉ Đồng Nai, về Đồng Nai là phải lẽ vì nơi đây, có anh Hoẵng Khiêm Tốn MĐH, miệng dẻo như cao su, được các cha, các thầy quí mến nên có thể tá túc đâu đó được. Tôi đến đất trại gần 7 giờ sáng, sửng sốt khi thấy Công an rải đầy, nội bất xuất ngoại bất nhập, nhưng trong sân rộng đã có nhiều xe, nhiều Sói Con, nhiều huynh trưởng, ngoài cổng thì mấy chục xe ca, chở sói con đậu dài theo quốc lộ số 1, khung cảnh thật hỗn loạn, các Sói con ở ngoài không vào được ở ngoài khua xoong gõ chén â'm ĩ. Tôi lẻn được vào trong thấy Tr. Sư Tử Đảm Đương, vai mang ba lô đúng tựa gốc cây, bơ phờ mệt mỏi vì anh mới từ Đà Lạt về hồi hôm, Tuấn Mã Trần Xê ôm chầm lấy tôi rơi nước mắt. Tôi đến bàn ALT Liên Bạch Hoa, góp 1 triệu đồng vào quĩ trại, rồi tôi tìm đến 2 đơn vị nghèo khác, tặng mỗi đơn vị 1 triệu đồng. Đây là số tiền mà 1 huynh trưởng mạnh thường quân đã đưa cho tôi bảo: "Em gởi trưởng, tùy nghi dùng ở Trại."
Đến 8h trời đã nắng gắt, các Sói con ngồi trên xe đã bực bội la ó. Đoàn xe dài dằng dặc gây tắc nghẽn giao thông cả 2 chiều. Công an giao thông vất vả lắm cũng không giải tỏa được, một cuộc họp khẩn cấp và Ban quản trại quyết định tự giác giải quyết. Biết là không thể ở đây được và không thể làm tắc nghẽn giao thông nên Ban quản trại quyết định di tản. Trại trưởng Diệu Quỳnh cho lệnh phát lương thực khô như mì gói, mì ổ, sữa tươi cho các em., các Bầy tùy nghi di tản tìm đất trại. Tôi mò mẫm tìm đền bầy Saparan, Chế Bồng Miêu vui mừng dẫn tôi lên xe ngồi cạnh Saly, trên xe có 17 Sói con, 7 phụ huynh.
Tôi nói với phụ huynh và cũng để an ủi mình: "Đất lành mà chim không đậu được thì chim bay tìm chỗ khác". Sally dịch lại tiếng Chăm cho họ nghe. Cả xe đi vào giấc ngủ vì hồi đêm thức trắng, Chế Bồng và Saly mãi nói đến từ Karah. Tôi gặn hỏi thì Sally mới thổ lộ: "Bầy của em dự trù chi phí đâu vào đấy rồi, nay dời đất trại như thế này sẽ phát sinh thêm nhiều khoản. Đào đâu ra tiền nên chúng em dự tính sẽ đến tiệm cầm đồ ở Vũng Tàu cầm chiếc nhẫn cưới để chi dùng rồi chuộc lại sau." Tôi xúc động lặng người mãi sau mới no'i: "Đến Vũng Tàu hẳn hay, ở đó có cả một Đạo kia mà."
HĐ lâm nạn có tiên xuống phò
Trời đất bao la các em tha hồ chạy nhảy nô đùa, trong khi đó thì các Sói Già méo mặt vì lo toan, đã có đơn vị dự tính ăn ngày 2 bưa, có đơn vị tính chuyện về sớm 1 ngày hoặc 2 Sói con ăn 1 suất cơm. Người hiền lâm nạn nên có tiên phò, tiên đây là bãi cát vàng, biển rộng mênh mông, sóng lượn dạt dào, ông chủ đất trại hào sảng miễn tiền đất trại và 1 chiếc xe hơi ở đâu chợt đến chở toàn quan chức HĐ như chị Trại trưởng Diệu Quỳnh, các Tr. Trần Minh Thiện, Nguyễn Vĩnh Thịnh, Nguyễn Tấn Khẩn, Nguyễn Thái Hùng và cả Tuấn Mã Đà Nẵng nữa. Họ đi một vòng thăm các đơn vị. Tôi ghé tai trình bày những khó khăn với anh Gấu Đa Thiện. Anh nói: "12 giờ đêm em nghe tin dời trại, kinh hãi vì có 2 Bầy của Cần Thơ đang ở Mắt Xanh, em vội lên xe không kịp thay áo, nói gì đến tiền bạc. Ở đây liệu có ai cho mượn không?
Hoàng thân Bửu Mai được triệu dụng đến đây, nghe trình bày anh tức tốc rú xe về nhà mang 1000 USD ra, Thái Hùng yêu cầu anh Sơn Miêu đổi ra tiền Việt. Thế là mọi chuyện đều ổn cả. Sói con ngày ăn 3 bữa. Khi mãn trại các Sói con được một suất cơm mang theo ăn lúc đi đường, còn chúng tôi những trưởng lớn tuổi thay vì ngủ bụi ngủ bờ thì lại có chăn êm nệm ấm đầy đủ tiện nghi của nhà hàng 3 sao và dĩ nhiên nhẫn cưới của đôi uyên ường Saly cũng không có dịp vào tiệm cầm đồ. Tối đó chúng tôi lên xe đi từ bãi trước ra bãi sau của Vũng Tàu rồi thẳng đường về Long Hải, ghé các bãi Lộc An, bãi Dâu, Nước Ngọt, Phước Tĩnh... Đâu đâu cũng thấy Sói con tưng bừng vui chơi bên "Hội Hoa Đỏ". Để rồi sáng hôm sau cùng nhau kéo nhau lên ngọn đồi cao 480 bậc mà làm "Tiếng Rống Lớn" giữa trời cao, biển rộng, vang vọng cả 1 vùng:
"Còn trời, còn nước, còn non,Còn đất Âu Lạc Sói còn vui chơi."
BV Tâm Đức 25/5/2017
Sáo Dễ Thương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét