Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

"ROVER SCOUTING IS A PREPARATION FOR LIFE, AND ALSO APURSUIT FOR LIFE." - BADEN-POWELL

"LÀM TRÁNG SINH LÀ CHUẨN BỊ VÀO ĐỜI, VẬ CŨNG LÀ ĐƯỜNG ĐI TÌM HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG." - B.-P 



Phong trào Hướng đạo có mặt trên thế giới vào năm 1907 với ngành Thiếu (Scouts), tiếp theo đó là ngành Ấu (Cub Scouts) vào năm 1916. Trong Thế chiến thứ I, xã hội lúc đó cần có chương trình sinh hoạt cho thanh niên lớn hơn Thiếu sinh và những Thiếu sinh lớn tuổi cũng muốn có chương trình thích hợp với khả năng và tuổi của họ vì vậy ngành Tráng (Rover Scouts) đã hình thành vào năm 1918. Năm 1917 đã có một số' tài liệu phát hành nhằm giải thích về sinh hoạt của Hướng đạo Thành niên (Senior Scouts) gồm những hướng đạo sinh trên 15 tuổi và theo quy định phải lập thành một toán Tráng liên hệ mật thiết với Thiếu đoàn. Thuật ngữ Tráng sinh ("Rover Scouts") lần đầu tiên được Baden-Powell đề cập đến trong tạp chí "The Boy Scouts Head Quarters Gazette" vào tháng 8 năm 1918. 

Baden-Powell đã viết và minh họa một cuốn 'sổ tay' cho ngành mới thành lập gọi là "Rovering to Success", bản thảo do vợ ông đánh máy xong vào tháng Mười một, 1921, do nhà xuất bản Herbert Jenkins phát hành năm 1922, được in lại rất nhiều lần và sau đó được dịch sang tiếng Việt, từ bản tiếng Pháp "La route du succès", với tựa đề "Đường Thành Công". 

Nội dung cuốn "Rovering to Success" là tư tưởng của Baden- Powell về một cuộc sống hạnh phúc cùng một số' sinh hoạt mà Tráng sinh có thể tự thực hiện cho mình. B.-P viết "Rovering to Success" như lời nhắn của một người cha hay chú và đối tượng là thanh niên, không phải cho thanh nữ. Cuốn sách nói về một triết lý số'ng hơn là một sổ tay hướng dẫn. 

Giống những cuốn sổ tay khác B.-P. đã viết, chủ đề trong cuố'n "Rovering to Success" lấy từ bài thơ nổi tiếng ở thế kỷ 19, "Tự chèo lấy thuyền mình" (1850), "...And never sit down with a tear or a frown / But paddle your own canoe" của Sarah T. Bolton, một nhà thơ người Mỹ, nhưng không được B.-P. nhắc đến. 

Năm 1939, 3.500 Tráng sinh từ 42 quốc gia đã tham dự kỷ niệm ngày thành lập ngành Tráng lần thứ 21 tại Trại Họp bạn Tráng sinh Thế giới lần thứ Ba tại Monzie, Scotland. 

Trong phiên họp của Ủy ban Hướng đạo Thế giới (World Scout Committee) vào tháng Ba năm 2017, Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (The World Organization of the Scout Movement, WOSM) quyết định tổ chức kỷ niệm Tràm nàm Ngành Tráng vào năm 2018 . 

Tóm lại, không như một số' người đã hiểu lầm và tin là Phong trào Hướng đạo Thế giới không còn sinh hoạt cho Tráng sinh, ngành Tráng vẫn còn hoạt động, và vẫn là một ngành có chương trình sinh hoạt năng động với cách tổ chức đã hoàn toàn cập nhật với xã hội ngày nay từ những năm đầu thế kỷ thứ 21. Ở Việt Nam vẫn có sinh hoạt Tráng bằng những hiểu biết hoặc kinh nghiệm hay tập tục đã dùng và truyền khẩu từ gần một nửa thế kỷ trước vì dù có sinh hoạt nhưng dường như không có một ấn bản chính thức nào cho ngành Tráng của Hội Hướng đạo Việt Nam (1954-1975). 

TỪ "ROVERING TO SUCCESS" ĐẾN "LA ROUTE DU SUCCÈS", RỒI "ĐƯỜNG THÀNH CÔNG" 


"ROVERING TO SUCCESS" 


Cuốn sách này của Baden-Powell do nhà xuất bản Herbert Jenkins phát hành năm 1922, được in lại rất nhiều lần cho đến năm 1964 là năm có 2 bản in sau cùng (25th print., reset and rev, và 26th ed.). Năm 1982 nhà xuất bản J.S. Allen ở Toronto, Canada đã xin phép gia đình B.-P và Hội Hướng đạo Anh quốc in lại cuốn "Rovering to Success" đúng theo ấn bản lần thứ 18 để kỷ niệm 75 năm thành lập Phong trào. Năm 2005, chuẩn bị đón mừng Văn phòng HĐTG ở Vùng Châu Á-Thái Bình Dương (APR) được 50 tuổi (2006) và 100 năm thành lập Phong trào vào năm 2007, APR đã xin phép Hội Hướng đạo Anh quốc in lại và phát hành cuốn "Rovering to Success" của người sáng lập phong trào. Trong lời giới thiệu, trưởng Giám đốc APR, Abdullah Rasheed viết, 

"Tôi tin tưởng và hy vọng rằng cuốn sách này là một kho báu quý giá cho bất cứ ai trải qua hành trình đầy thử thách trên đường đời." 

Bên cạnh việc tái bản cuốn "Rovering to Success", APR còn mở những xưởng "Phát triển Chương trình ngành Tráng" và mở những khóa Huy hiệu Rừng cho ngành này.Đường Thành Công, ấn bản Anh, Pháp và Việt 

Cả hai phiên bản cuốn"Rovering to Success" in tại Canada (1982) và do APR thực hiện (2006) đều có Lời mở đầu của Baden- Powell viết vào tháng 9 năm 1930. 


Đường Thành Công, ấn bản Anh, Pháp và Việt 

Chương đầu tiên của cuốn sách, tựa đề "Làm thế nào để hạnh phúc không kể giàu nghèo" là một cái nhìn tổng quan về những suy nghĩ của Baden-Powell về một cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện, được tác giả sống động hóa bằng những kinh nghiệm của mình trong thời chiến ở châu Phi cùng lúc trích dẫn những nhận định của những nhân vật nổi tiếng như Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, các nhà văn Hoa Kỳ như Mark Twain hay Tennyson, một nhà thơ người Anh ở thế kỷ thứ 19. 

Năm tiểu mục ở chương kế tiếp, B.-P nói về năm loại đá ngầm mà Tráng sinh có thể sẽ gặp phải khi "tự tay chèo lấy thuyền mình" trên dòng đời. Một là "Ngựa" hay nguy hại của cờ bạc nói chung; hai là "Rượu", và nguy hại của việc lạm dụng chất cồn; ba là "Đàn bà", gồm một phần nhỏ viết về giáo dục sinh lý rất cơ bản nhưng được xem là đột phá vào thời điểm đó, nhưng nói chung chương đó vẫn là quan điểm xã hội của đàn ông thời Victoria trong sự kiềm chế ham muốn và coi việc giữ cho nòi giống thuần chủng là quan trọng. Bốn là bọn "Tu hú, bịp bợm", hoạt đầu chính trị, là những lời cảnh cáo về chủ nghĩa cực đoan về mặt chính trị, nhưng khuyến khích thanh niên dấn thân phục vụ công chính; đặc biệt ở phần mở đầu của chương này khi nói về hạng tu hú tác giả viết, 'She seems partly profiteer, partly communist ; và cuối cùng chương năm, tác giả nói đến sự nguy hại của việc "Vô tín ngưỡng", trong chương này Baden-Powell cho rằng sự hiểu biết về tâm linh cần hai điều kiện một là công nhận có thượng đế, và hai là giúp đỡ tha nhân như thượng đế mong loài người sống cuộc đời như thế. 

Chương cuối của cuốn sách, "Rovering", B.-P giải thích mục đích và cấu trúc của ngành Tráng và đưa ra một số những hoạt động và các dự án giúp ích mà Tráng sinh có thể thực hiện được. Cuốn sách kết thúc với khổ cuối cùng của bài thơ "The Call of the Wild" (Lời gọi của thiên nhiên) của Robert W. Service, như một lời mời gọi Tráng sinh đi vào thiên nhiên hoang dã, và chân thật để tự khám phá ra mình là ai mà không cần đến sự đánh giá của người khác. Lời nhắn của B.-P ở trang cuối là "Hạnh phúc chỉ đến nếu bạn tự tay chèo lấy thuyền của mình." Có thể hiểu lời nhắn đó của B.-P là hạnh phúc chỉ đến nếu bạn là người có tư duy độc lập và tự chủ. 

"LA ROUTE DU SUCCÈS" 


Có ít nhất 5 ấn bản của cuốn sách này . Ấn bản đầu tiên do Hội Hướng đạo Pháp (Association des scouts de France) và nhà xuất bản Alexis Redier phát hành năm1929; phiên bản năm 1932 có thêm lời tựa của Thống chế Hubert Lyautey nhưng cả hai phiên bản đó không ghi ai là dịch giả. Đến năm 1942 Hội Hướng đạo Pháp phát hành "phiên bản mới hoàn toàn sửa đổi" nhưng không còn lời tựa của Thống chế Lyautey. Năm 1943, một phiên bản khác do nhà in Taupin ở Hà Nội phát hành. Phiên bản này có lời tựa của Thống chế Hubert Lyautey; như thế, nó có thể là phiên bản 1932 in lại. Bản năm 1946 là phiên bản sau cùng do Pierre Pe'roni dịch, được nhà xuất bản Thụy Sĩ Neucha'tel : Delachaux & Niestle' S.A., phát hành ở Paris, Pháp và Neuchâtel, Thụy Sĩ. 

Tổng quát, nội dung cuốn "La route du succès" không khác lắm với những gì B.-P viết trong "Rovering to Success" trừ việc để mục lục vào cuối sách thay vì đặt ở đầu sách như bản tiếng Anh và một số' từ và/hay cách dùng ngữ pháp khác nhau, đặc biệt ở chương sau cùng nói về mục đích và cấu trúc của ngành Tráng và đưa ra một số' những hoạt động và các dự án giúp ích. 

Một ví dụ, ở Lời nói đầu, B.-P viết, "A canoe trip is like the voyage of life / An old 'un ought to hand on piloting hints" thì Pierre Péroni dịch là, "Un balade de canot est l'image du voyage de la vie / Un vieux routier doit vous conseiller sur la facon de piloter." 

Hai câu tiếng Anh đơn giản và dễ hiểu, chèo thuyền cũng như đời sống, người đi trước hẳn sẽ chỉ cho thế hệ đi sau. Dịch giả Pierre Péroni dùng ngữ pháp bay bướm và dùng hai chữ "vieux routier" thay cho "old 'un", không phải là ý của tác giả. "An old 'un" hay "an old one" chỉ có nghĩa là một người lớn tuổi hơn, một người kinh nghiệm hơn. Ở Lời tựa, tác giả chỉ mới sơ lược nói về triết lý sống chứ chưa đi vào chi tiết về Tráng sinh hay tổ chức Tráng đoàn. 

Hai chữ "vieux routier" sau đó được dịch sang tiếng Việt thành "lão tráng-sinh", và vì cuố'n "La route du succès" là bản được dùng để dịch cuốn "Đường Thành Công", và có thể vì dịch giả không thể chú thích tất cả những điểm khác biệt khi tham khảo với nguồn chính hoặc chưa tham khảo đủ với các tài liệu liên hệ khác bằng Anh ngữ cũng như giới hạn của những trưởng có trách nhiệm soạn thảo quy trình sinh hoạt cho ngành Tráng Việt Nam (1954-1975) đã tạo ra một số' vấn đề còn tồn đọng trong sinh hoạt của ngành này cho đến ngày nay, 2018. 

Tuy nhiên, người viết tin rằng phần đóng góp quan trọng, dù rất vắn tắt, của hai dịch giả cuốn "Đường Thành Công" là đoạn "Giải thích vài danh từ Việt ngữ" ở chương "Tráng đoàn" ở cuối sách , cảnh giác người đọc về sự khác biệt về ngữ pháp những ngụ ý và tinh thần của tác giả khi dùng chữ "rovering" so với chữ "routier" hay "route" của bản dịch sang Pháp ngữ, hay chữ "Đường" trong tiếng Việt. 

Như đã đề cập ở trên, với sự hiểu biết và phương tiện giới hạn, người viết tin rằng Hội Hướng đạo Việt Nam (1954-1975) chưa hề xuất bản một tài liệu chính thức nào quy định sinh hoạt cho Tráng sinh; nếu có, tất cả vẫn chỉ là những bản dự thảo hoặc đề nghị nội bộ trong phạm vi Ban Chấp hành của Hội. 

"ĐƯỜNG THÀNH CÔNG" 


Bản Việt ngữ do hai dịch giả Nguyễn Tấn Đức và Nguyễn Thúc Toản thực hiện và tặng cho Hội Hướng đạo Việt Nam, phát hành năm 1969. 

Đến năm 2000, tủ sách Huấn luyện Miền II do trưởng Tôn Thất Sam chủ trương, Liên đoàn Trần Hưng Đạo đánh máy, và in lại cuốn "Đường Thành Công", kỷ niệm 70 năm Hướng đạo Việt Nam, và cho lưu hành nội bộ. Một chi tiết đáng lưu ý là ấn bản do tủ sách Huấn luyện Miền II hiệu đính, trong phần "Hiểm trở thứ tư - Hạng tu hú và bọn khoác lác" đã tự ý bỏ phần dịch câu6) "'She seems partly profiteer, partly communist' của hai dịch giả Nguyễn Tấn Đức và Nguyễn Thúc Toản đã dịchp) đoạn "...As-tu jamais observé un coucou au travail?" Il tient à la fois du profiteur et du communiste" như Piere Péroni dã dịch "...Have you ever watched a cuckoo at her job? She seems partly profiteer, partly communist" của tác giả Baden-Powell. 

Một vấn đề chung thường thấy trong các tác phẩm dịch thuật của Việt Nam ở thế kỷ trước thường không nghi rõ những chi tiết như nhà xuất bản, ấn bản và năm phát hành (bản đã dùng để dịch, nguyên bản hay một bản dịch sang ngôn ngữ khác nguyên bản). Cuốn "Đường Thành Công" cũng nằm trong trường hợp này, trang đầu sách chỉ ghi tựa và nơi phát hành nguyên bản tiếng Anh cũng như tựa, người dịch và nơi phát hành bản tiếng Pháp. Dịch giả không cho người đọc biết là đã dịch cuố'n "Đường Thành Công" từ "Rovering to Success" hay từ "La route du succès". 

Tuy nhiên, so sánh với các ấn bản Anh và Pháp ngữ, người viết có thể đi đến kết luận cuốn "Đường Thành Công" là bản dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Pháp "La route du succès". Vài lý do đi đến kết luận trên đây là: 

1. Lời tựa của "Đường Thành Công" đi sát với Preface của "La route du succès", ấn bản sau cùng (Édition Définive) do Pierre Péroni dịch sang tiếng Pháp từ bản Anh ngữ. 

2. Mục lục của "Đường Thành Công" đặt ở cuố'i sách giố'ng như "La route du succès" chứ không ở đầu sách như "Rovering to Success". 

3. Phần đóng góp quan trọng người dịch ở hai trang 264-5, v.v.. 

"TỔ CHỨC TRÁNG ĐOÀN" TRONG CẢ 3 PHIÊN BẢN ANH, PHÁP, VIỆT CỦA CUỐN "ROVERING TO SUCCESS" 



Nhìn chung phần này, hai bản tiếng Pháp và tiếng Việt dịch khá sát với từ ngữ dùng trong nguyên bản tiếng Anh, trừ những từ "La route", "Le Départ" "Đường" và "Lên đường". Tuy vậy nội dung, ý nghĩa của cả ba bản Anh, Pháp, Việt không có sự khác biệt đáng kể. Đáng chú ý là tiểu mục "Le Départ" và "Lên đường" trong hai bản Pháp và Việt đều dịch từ nhóm chữ "Admission as a Rover Scout", nghĩa là nhận trở thành Tráng sinh. 

Từ "départ" tiếng Pháp (và cả "depart" tiếng Anh) đều có nghĩa là sự khởi hành hay sự ra đi. Pierre Péroni dùng "Le départ" để thích hợp hóa ngữ cảnh vì đã dùng "La route" ở tựa sách. Từ đó hai dịch giả Việt Nam dùng "Đường" và "Lên đường" là việc dễ hiểu. 

Nhưng ở cả hai bản tiếng Pháp và tiếng Việt, "Le Départ" và "Lên đường" đều không có nghĩa là "rời đi", "rời đoàn" với gậy nạng, và huy hiệu "RS". Tưởng cũng nên nhắc lại, bản dịch tiếng Việt chỉ phát hành năm 1969, nghĩa là rất nhiều năm sau khi ngành Tráng Việt Nam đã hoạt động theo một tập tục hay quy chế nào đó. 

Người viết dùng nhóm từ "tập tục" và "quy chế nào đó" vì đã thất bại trong việc truy cập được bất kỳ một bản in hay bản điện tử chụp lại tài liệu chính thức nào gọi là "Quy chế ngành Tráng" dù Hội Hướng đạo Việt Nam đã trải qua hai mươi năm hoạt động ở miền Nam với nhiều nhiệm kỳ Ban Chấp hành, bộ Tổng Ủy viên và nhiều Ủy viên ngành Tráng. 

Nội dung của tiểu mục "Admission as a Rover Scout", "Le Départ" và "Lên đường" gần giống như nhau, nói đến một số quy tắc để được nhận và nghi lễ nhập đoàn của một Tráng sinh: 

• Ít nhất 17 tuổi, tốt hơn là 18 tuổi; nếu chưa là thiếu sinh, bạn phải sẵn sàng yêu thích đời sống thiên nhiên, đi trại cũng như tuân theo luật Hướng đạo; 

• Học, hiểu Luật Hướng đạo như đã ghi trong cuốn "Scouting for Boys", đọc cuốn Rovering to Success; 

• Sau đó, nếu được Tráng trưởng và Tráng đoàn chấp nhận, bạn sẽ được tuyên hứa (invested) để trở thành một Tráng sinh; Tuyên hứa là buổi lễ nhập đoàn. 

• Tiếng Anh: "After this you will, if approved by the Rover Scout Leader and the Crew be invested as a Rover Scout. The investiture is a ceremony of admission" 

• Tiếng Pháp: "En suite, tu feras ton départ de Routier si tu as l'approbation du chef de groupe et du chef de clan; c'est une cérémonie d'admission;" ’ 

• Tiếng Việt: "Rồi, anh làm lễ lên Đường nếu được Liên-đoàn- trưởng và Tráng-trưởng đồng ý; đó là lễ nhập đoàn;" ’ 

• Nghi lễ Tuyên hứa ghi trong một tập nhỏ tựa là "Rover Scouts - What they are" có ở trụ sở của Hội. 

Cả 2 bản "Rovering to Success" tiếng Anh in tại Canada (1982) và do World Scout Bureau/APR thực hiện (2006) đều là những bản in lại ấn bản thứ nhì (second edition), mà Hội Hướng đạo Anh đã in 26 lần (26 printing), lần cuối, 26th printing, in vào năm 1964 và nó vẫn là sổ tay ngành Tráng dùng trong Hội Hướng đạo Anh Quốc cho đến năm 1966(11). 

Như vậy dù có sự khác biệt về điều kiện để Tráng sinh nhập đoàn giữa hai bản tiếng Anh (2nd edition, in sau năm 1930) và bản tiếng Pháp do Pierre Péroni dịch, in năm 1946, tổng thể hai bản dịch tiếng Pháp và tiếng Việt đi sát với bản tiếng Anh trên đây. 

Ấn bản sau cùng, in lần thứ 26, của cuốn "Rovering to Success" năm 1964 ghi, để được tuyên hứa gia nhập Tráng đoàn, tân tráng phải ít nhất 17 tuổi và không quá 22 tuổi, được Liên đoàn trưởng, Tráng trưởng và cả Tráng đoàn chấp thuận(12). 

Một điểm đáng lưu ý trong cuốn "Đường Thành Công" (1969) ở phần đóng góp thêm, "Giải thích vài danh từ Việt ngữ", hai dịch giả cũng ghi một định nghĩa "Tráng sinh như sau: 

"Còn những thanh niên trên 17 (và dưới 23 tuổi) mà gia nhập Phong-trào Hướng-Đạo thì gọi là "Trang sinh" . 

Như thế Tráng sinh việt Nam (trước 1975) cũng như Tráng sinh ở Anh Quốc trước năm 1966 không thể nào lớn hơn 22 tuổi khi nhập đoàn; một trùng hợp ngẫu nhiên? Như vậy nhóm chữ "lão tráng-sinh" ở Lời tựa cuốn Đường Thành Công có thể chỉ là cách dùng chữ rất gượng ép của dịch giả. 

Tất cả những bản Anh, Pháp, và Việt của cuốn "Rovering to Success" thảo luận ở đây đều không hề nói đến gậy nạng, huy hiệu RS, tua vai 3 màu hay gọi "lễ tuyên hứa" (investiture) hoặc "lên Đường" (départ de Routier) nhập đoàn trở thành Tráng sinh là lễ rời đoàn như tập tục của một số Tráng đoàn của Hướng đạo Việt Nam trước 1975. 

Hiện nay còn có những anh chị em ở tuổi 50-70 hoạt động Hướng đạo tại Việt Nam dù có sinh hoạt với Tráng đoàn hay không vẫn mang huy hiệu RS và đôi khi có cả gậy nạng. Vì vậy, nhiều người vẫn nhất mực tin rằng Hội Hướng đạo Việt Nam không giới hạn tuổi của Tráng sinh.

Trần Giao Thùy

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẬP SAN VỮNG TIẾN SỐ 26