Blog GIỮ VỮNG MỐI DÂY lưu nội dung của Đặc san GVMD 1-25_CHÀO MỪNG CÁC BẠN GHÉ THĂM

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Khóa LT do APR tổ chức tại Philippines

BÁO CÁO (V/v Khóa LT do APR tổ chức tại Philippines) 

Kính gửi: - BĐH - HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM 

- TRƯỞNG KHỐI HUẤN LUYỆN 

Thưa quý Trưởng, 

    Được sự tín nhiệm của quý Trưởng, cử chúng tôi là Võ Văn Tuấn - Toán Huấn luyện Ngành Thiếu và Nguyễn Trọng Luyện - Toán Huấn luyện Ngành Tráng được tham dự Khóa Leader Trainer do APR tổ chức tại Philippines từ ngày 06 đến ngày 12/10/2018. Khóa học đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm, bài học để phát triển bản thân nhằm có thể góp được một phần nào vào công cuộc huấn luyện Trưởng. 

    Sau đây chúng tôi xin được báo cáo một số thông tin về Khóa học: 

I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT: 

1- Cơ sở để tổ chức: 


- Mục đích để tổ chức APR CLT trước Hội nghị HĐ Vùng để tạo cơ hội cho Khóa sinh có thể tham gia Hội nghị sau khi kết thúc Khóa học. Do đó, khuyến nghị các NSOs biết để có thể tổ chức kết hợp cho đoàn tham gia Hội nghị. 

- Giúp cho các NSOs nhỏ trong Vùng có cơ hội xây dựng đội ngũ Trưởng và năng lực Huấn luyện, có thể hợp tác với các NSOs khác để nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng các Khóa Huấn luyện Trưởng để phục vụ tốt hơn cho trẻ. 

- Khóa LT được xem là cấp huấn luyện cao nhất về "Đào tạo Huấn luyện viên" trên bình diện quốc tế. Do đó, có tầm quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng để Đào tạo và Phát triển các LT trong APR. 

2- Ngày và địa điểm tổ chức Khóa: 


- Khóa học bắt đấu từ ngày Thứ bảy 06/10/2018 đến ngày Thứ sáu 12/10/2018 
- Khóa học được tổ chức tại Baden Powell International Hotel, Mt. Makiling, Los Baños, Laguna, Philippines. 

Mt. Makiling là ngôi nhà của hàng triệu Hướng đạo sinh và Huynh trưởng không chỉ Philippines mà là khắp vùng Châu Á Thái Bình Dương. 

BP International Hotel là tài sản của Hướng đạo Philippines được quản lý bởi tập đoàn El Cielito Hotels Inc., nằm trong 57,6 ha rừng của Los Baños, Laguna. 

Nơi đây cũng là nơi được tổ chức nhiều Jamborees của Philippines, Vùng và quốc tế, đặc biệt nhất là World Scout Jamboree lần thứ 10 vào năm 1959, APR/BSP Golden Jubilee Jamboree lần thứ nhất vào năm 1973, APR Scout Jamboree lần thứ 12 năm 1991 và lần thứ 26 năm 2009. 

3- Điều kiệm tham dự: 


- Là ALT ít nhất 2 năm 
- Được Trưởng Khối HL và người đại diện của NSO chấp thuận và tiến cử. 
- Cam kết phục vụ cho NSO tối thiểu 2 năm sau khi tham dự Khóa. 

4- Education tour: 


Trong khóa học, để tìm hiểu học tập và cũng tạo điều kiện thư giãn, BHL đã tổ chức chuyến tham quan đến: 

- International Rice Research Institute, Rice World Musuem 
- Wood Carvers in Paete, Laguna 
- BLUSYL Hot Spring Resort 

5- Đêm giao lưu quốc tế: 


Các đoàn tham gia chuẩn bị trang phục truyền thống dân tộc, tiết mục để trình diễn, giao lưu. 

II. BAN HUẤN LUYỆN: 

III. KHÓA SINH: 


Khóa sinh gồm 57 người đến từ 18 NSOs và VP HĐTG - TT Hỗ trợ Á-Âu: 

1. Gen. Association of the Scouts of China (Taiwan) 
2. Gerakan Pramuka Indonesia 
3. National Scout Organization of Thailand 
4. Boy Scouts of the Philippines 
5. Bangladesh Scouts 
6. Scout Association of Mongolia 
7. Scout Association of Hong Kong 
8. The Scout Association of Macau 
9. Scouts New Zealand 
10. Uniao Nacional dos Escuteiros de Timor Leste 
11. Cambodia Scouts 
12. Persekutuan Pengakap Malaysia 
13. The Scout Association of Maldives 
14. Singapore Scout Association 
15. Path Finder Scouts Vietnam 
16. The Bharat Scouts and Guides India 
17. Boy Scouts of Suriname 
18. Korea Scout Association 
19. World Scout Bureau Eurasia Support Centre 

Khóa sinh được chia thành 8 Toán đặt theo tên của các Trại trường Quốc gia trong Vùng, và thành viên của mỗi đoàn được chia mỗi người về mỗi Toán khác nhau để có điều kiện mở rộng quan hệ, giao lưu, tìm hiểu... 

1. TEAM CIBUBUR (National Scout Training Center, Indonesia) Facilitator: Mr. Antong S. Rahmat 

2. TEAM GYEONGGI (National Scout Training Center, Korea) Facilitator: Mr. Zahid Mahboob 

3. TEAM MAKILING (National Scout Training Center, Philippines) Facilitator: Mr. Benito L. Casas 

4. TEAM MOUCHAK (National Scout Training Center, Bangladesh) Facilitator: Mr. Ivan CH Tam 

5. TEAM PACHMARHI (National Scout Training Center, India) Facilitator: Ms. Lau Hooi Lin 

6. TEAM SARIMBUN (National Scout Training Center, Singapore) Facilitator: Mr. Baltazar M. Gayem 

7. TEAM VADJIRAVUDH (National Scout Training Center, Thailand) Facilitator: Ms. Harlet A. Villanueva 

8. TEAM YANGMINGSHAN (National Scout Training Center, Taiwan) Facilitator: Mr. Erwin C. Villanueva 

IV. MỤC TIÊU KHÓA HỌC: 


1. Nắm rõ Sứ mệnh, tầm nhìn, các nguyên tắc, mục đích và Phương pháp HĐ. 
2. Nhận thấy được Phong trào HĐTG trong thời gian qua, hôm nay và tương lai. 
3. Nắm được việc thực hiện Chính sách Thế giới về Người lớn trong Hướng đạo. 
4. Diễn đạt Chính sách An toàn tránh xâm hại trong HĐ. 
5. Nhận biết rõ chương trình, nhu cầu của trẻ. 
6. Diễn đạt được Chương trình huấn luyện của NSO. 
7. Nhận biết được nhu cầu huấn luyện, vai trò và năng lực của LT. 
8. Minh họa được lý thuyết học tập của người trưởng thành. 
9. Áp dụng các nguyên tắc và loại hình học tập của người lớn. 
10. Minh họa được việc suy ngẫm học tập như là một phần của việc học lặp lại. 
11. Hiểu được sự đa dạng văn hóa trong huấn luyện. 
12. Biết được kỹ năng tạo các hoạt động trong huấn luyện người lớn. 
13. Thiết kế khóa học 
14. Nhận rõ được cách quản lý trước, trong và sau Khóa HL HHR. 
15. Các lý thuyết lãnh đạo. 
16. Đánh giá mối quan hệ giữa các cá nhân và kỹ năng giao tiếp 
17. Các vấn đề về giới tính 
18. Thấy được cách xây dựng đạo đức khóa học 
19. Phương pháp Lượng giá khóa học 
20. Giảm thiểu rủi ro và ra quyết định. 

Ngoài ra Khóa sinh sẽ còn có được nhận biết: 

1. Biết được các xu hướng hiện nay về Huấn luyện Người lớn trong APR. 
2. Nâng cao kỹ năng huấn luyện để tăng cường cho Chương trình đoàn sinh. 
3. Làm quen với các Chương trình HL khác trong APR để so sánh với Chương trình đang có của mình. 
4. Làm bạn và có thể kết nối được với các Huynh trưởng trong APR 
5. Đánh giá các phương pháp và loại hình huấn luyện được sử dụng trong các chương trình huấn luyện.  



2. Nhận xét: 


- Nội dung chương trình được dựa trên tài liệu World Adult Resources Handbook của WOSM (bản năm 2010) 

- Các đề tài phù hợp với nhu cầu hiện nay của các NSOs và nhằm đạt được mục tiêu của Khóa Huấn luyện đã đề ra 

- Phương pháp truyền đạt của các HLV sinh động, chủ yếu tập trung vào thảo luận nhóm, các hoạt động đan xen trong khóa học... đã làm cho không khí học tập sôi nổi, tăng cường được quan hệ làm việc và hợp tác của khóa sinh. 

- Để chuẩn bị cho Khóa Huấn luyện, các tài liệu tham khảo được chuyển đến trước cho Khóa sinh đã tạo điều kiện cho việc theo dõi và hiểu bài được tốt hơn. 

- Thời lượng dành cho mỗi khóa học tương đối dài (120') nên có điều kiện cho HLV truyền đạt và sự thông hiểu của khóa sinh. 

- Thời gian học tập và các hoạt động trong khóa được sắp xếp liên tục (3 buổi: sáng, chiều, tối) nên luôn có nhiều cơ hội để cùng nhau trải nghiệm. 

- Chương trình sắp xếp hợp lý, giữa khóa huấn luyện có một ngày tham quan (educational tour) để biết thêm về văn hóa, xã hội Philippines và cũng là ngày những người tham gia Khóa học được thư giãn. 

- Buổi tối được sắp xếp cho các khóa học tự chọn, International and Social night, Participants' market, Testimonial campfire. 

- Sống, sinh hoạt, học tập cùng nhau suốt thời gian 7 ngày đã tạo được nhiều cơ hội giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau để phát triển bản thân cũng như rút tỉa được nhiều kinh nghiệm cho cá nhân và công tác huấn luyện. 

- Công tác tổ chức về mặt quản lý hành chính, hậu cần chu đáo (từ lúc đến cho đến lúc đi) nên tâm lý, sức khỏe và chất lượng học tập được nâng cao) 

VI. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHIA SẺ TRONG CHÍNH SÁCH HUẤN LUYỆN: 


Trong khóa học về Chương trình Huấn luyện Trưởng và trao đổi, chia sẻ về chính sách huấn luyện của các hội hướng đạo bạn ở trong khu vực. Chúng tôi đã nhận thấy có những chính sách của bạn mà chúng ta cần lưu ý, suy ngẫm. Xin được nêu lên hai trường hợp rõ nét nhất: 

1. Chính sách huấn luyện của BSP: 


    1.1. Chương trình huấn luyện: 

        1.1.1. Khóa định hướng Phong trào Hướng đạo: 

Nội dung tương tự Khóa Căn bản của VN, đây là khóa huấn luyện sơ khởi dành cho tất cả Người lớn trong Hướng đạo (huynh trưởng, phụ huynh, những người làm công tác quản trị hành chính trong các trường học...) 

        1.1.2. Chương trình huấn luyện Trưởng Đơn vị. 

Chia thành 5 ngành (tương tự VN) 

- Khóa HL Trưởng đơn vị cơ bản (tương đương cấp DB HHR VN) 
- Khóa HL Trưởng đơn vị nâng cao (tương đương cấp HHR VN). 

Trong đó: Ngành Nhi, Ấu được huấn luyện trong 6 ngày liên tục (không được chia làm nhiều đợt) 

Ngành Thiếu, Kha, Tráng được huấn luyện trong 7 ngày liên tục (không được chia làm nhiều đợt) 

            1.1.3. Chương trình huấn luyện Trưởng của Người lớn 
LĐT, Ủy viên, quản trị, hành chính... 

- Khóa HL Trưởng của Người lớn cơ bản (tương đương cấp DB HHRVN) 
- Khóa HL Trưởng của Người lớn nâng cao (tương đương cấp HHR VN). 

Chương trình được huấn luyện trong 6 ngày và có thể chia thành nhiều đợt. 

* Những thay đổi lớn so với Chính sách cũ: 


- Không yêu cầu thời gian dài như chính sách cũ từ Khóa HL Cơ bản (DB HHR) đến tham dự Khóa Nâng cao (HHR) 
- Những bài tập thực hành, các dự án,. và phỏng vấn được hủy bỏ 

- Sau khi kết thúc Khóa HL Nâng cao, Khóa sinh sẽ được Khóa trưởng trao ngay HHR do BSP bảo trợ 
            1.1.4. Chương trình huấn luyện dành cho Huấn luyện viên 

                1.1.4.1. Khóa ALT. (thời gian HL là 6 ngày) 

Tiêu chí tham dự: 

Triển vọng trở thành thành viên của Toán HLQG 
Có được HHR ít nhất 24 tháng từ ngày được trao 
Chứng tỏ năng lực quản lý học tập người lớn 
Được chấp thuận của Hội đồng địa phương và Văn phòng Vùng 

Tiêu chí xét Phong nhậm ALT: 

Huấn luyện viên cho 3 Khóa HL Trưởng đơn vị Cơ bản (tương đương DB HHR) của Ngành được đào tạo. 

Đảm nhận ít nhất 8 Khóa ở 3 Khóa Huấn luyện Trưởng đơn vị cơ bản khác nhau, sử dụng phương pháp giảng và kỹ thuật khác nhau. 

Các yêu cầu trên phải hoàn thành trong thời gian 18 tháng 

Được sự chứng thực của Hội đồng địa phương và Vùng Được các ủy viên Hội đồng Huấn luyện Vùng phỏng vấn cuối củng 

Mang 3 mẫu gỗ (Nhiệm kỳ 3 năm) 

                1.1.4.2. Khóa LT. (thời gian HL là 6 ngày) 

Tiêu chí tham dự: 

Phục vụ toàn thời gian cho 2 Khóa Huấn luyện Trưởng đơn vị Nâng cao (HHR) theo Ngành của ứng viên được huấn luyện 

Tiêu chí xét Phong nhậm LT: 

Nhận trách vụ Khóa trưởng Khóa HL Trưởng đơn vị Cơ bản (DB HHR) ít nhất 3 khóa 

Phục vụ ít nhất 3 Khóa HL Trưởng đơn vị Nâng cao (HHR) với các vai trò: 

- Phụ tá Khóa trưởng về Chương trình 
- Phụ tá Khóa trưởng về Quản trị 
- Đội trưởng nhất (như vai trò Trưởng trực) hoặc Thư ký Khóa 
- Được sự chứng thực của Hội đồng ở địa phương và Vùng hoặc 2 thành viên của Hội đồng HL Quốc gia (Hội đồng LT). 
- Phỏng vấn của Hội đồng HL Quốc gia 
- Được mang 4 mẫu gỗ (Nhiệm kỳ 3 năm) 

2. Chính sách huấn luyện của Singapore Scout Association (SSA): 


Chương trình huấn luyện: 

Chương trình huấn luyện Trưởng đơn vị ở SSA cũng trải qua các cấp huấn luyện HHR như các NSOs khác, nhưng do đặc điểm tổ chức có một số điểm cần lưu ý để suy ngẫm sau: 

- Trong quy chế của SSA có cho phép các tổ chức như trường học được đăng ký thành lập Liên đoàn, trong đó Hiệu trưởng và các giáo viên là huynh trưởng (có thể mời thêm các Trưởng bên ngoài). 

- Chương trình huấn luyện HHR được chia thành 4 giai đoạn: 

+ Giai đoạn 1: Giới thiệu - 01 ngày 
+ Giai đoạn 2a: Các học phần chính - 02 ngày 
+ Giai đoạn 2b: Các học phần chỉ dành cho khóa sinh không phải là giáo viên (một ngày) 
+ Giai đoạn 3: Ở trại huấn luyện - 03 ngày 
+ Giai đoạn 4: Huấn luyện tại đơn vị (OJT - On the Job Training) - Đánh giá để duyệt cấp HHR 

Khóa huấn luyện HHR là khóa bắt buộc đối với tất cả giáo viên nhận trách nhiệm và các Trưởng đơn vị và phải hoàn tất trong vòng từ 3-5 năm. 

Giai đoạn 1, giai đoạn 2a, 2b và giai đoạn 3 phải hoàn tất trong vòng 1 năm, nếu không thì phải học lại từ đầu 

Giai đoạn 4 bắt đầu từ sau khi tham dự khóa HHR, tối thiểu 6 tháng phải thực tế huấn luyện tại đơn vị (OJT), sau đó viết báo cáo thực hiện. 

Sau đó, khóa sinh được BHL đến quan sát, đánh giá ở đơn vị và tiến hành phỏng vấn. 

Ngoài ra để được duyệt xét cấp HHR, khóa sinh phải qua khóa Sơ cấp cứu, đây là khóa huấn luyện bắt buộc theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Singapore đối với tất cả các Trưởng đơn vị. 

- Trong quy chế huấn luyện của SSA còn quy định cả việc đeo khăn quàng GilweN chỉ vào những dịp liên quan đến huấn luyện (Trại HL, hội nghị HL...) 

Tóm lại: 

- Nội dung chương trình đều theo hướng dẫn của WOSM 
- Có khác biệt trong việc tổ chức đánh giá chất lượng của khóa sinh để xét cấp HHR. 
- Về chính sách huấn luyện của BSP: 

+ Chương trình huấn luyện Trưởng của Người lớn (UV, LĐT, quản trị.) cũng đòi hỏi qua đủ các cấp huấn luyện (Khóa định hướng, Khóa cơ bản (DB HHR), Khóa Nâng cao (HHR) 

+ Những thay đổi lớn trong chính sách mới: 

a) Đề tài, dự án và phỏng vấn được tích hợp trong thời gian Khóa huấn luyện ở trại. 
b) Các đề tài, dự án được thảo luận ở Đội, Toán hàng đêm với các bảo huynh. 
c) Phỏng vấn sẽ được thực hiện thông qua các bảo huynh và Ban huấn luyện dựa vào các đề tài, dự án đã được thảo luận liên tục hàng đêm để đào sâu sự hiểu biết của khóa sinh về việc thực hiện Chương trình Hướng đạo. 

d) Khóa trưởng trao HHR cho khóa sinh đạt yêu cầu ở Lễ Bế mạc Khóa. 

- Chính sách huấn luyện của SSA: 

+ SSA chú trọng quá trình thực hành và đánh giá tại đơn vị 

+ Coi trọng trang bị kỹ năng Sơ cấp cứu cho đơn vị trưởng, bắt buộc phải qua khóa SCC mới được xét cấp HHR 

Qua trên là tổng quan khóa học và một số điểm nhận xét trong chính sách huấn luyện của các hội hướng đạo bạn ở trong khu vực, chúng tôi xin được báo cáo, chia sẻ, suy ngẫm. 

Trân trọng.



Những điểm lưu ý: 

1. Các đề tài trong khóa có phù hợp với nhu cầu hiện này không 
2. Khóa HL đã tạo nên kết quả nhận thức hơn về việc phát triển HĐ ở cấp Vùng, TG không 
3. Việc HL này có tăng cường được quan hệ làm việc và hợp tác của khóa sinh không 
4. Khóa HL có phải là nơi chia sẻ được nhiều thông tin? 
5. Thông tin, tài liệu gửi trước để chuẩn bị cho Khóa? 
6. Thời gian cho từng khóa học có đủ để hiểu và chia sẻ không? 
7. Trao đổi ý kiến, quan điểm trong toán có lành mạnh không? 
8. Cơ hội học tập cho việc phát triển cá nhân, NSOs? 
9. Những kiến thức, kỹ năng, hiểu biết gặt hái được có thể áp dụng? 
10. Chất lượng của HLV, bảo huynh? \

 


TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2018
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẬP SAN VỮNG TIẾN SỐ 26